top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

4 lỗi trên website có thể ảnh hưởng đến kết quả SEO

Chúng ta ngày càng nói nhiều đến trải nghiệm người dùng, làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất trên website.

Chúng ta chú ý đến việc làm sao để hình ảnh nội dung bắt mắt và lôi cuốn, cố gắng để tạo ấn tượng đầu tiên tốt nhất đến người xem.

Nhưng đôi khi việc tập trung vào làm đẹp cho website, cũng khiến nhiều người lơ là, chủ quan dẫn khiến cho website tồn tại các lỗi có thể ảnh hưởng đến SEO, đến việc Google index website.

4 lỗi sau đây rất thường gặp trên website. Chủ website dù không rành kỹ thuật vẫn có thể kiểm tra các lỗi này. Nếu phát hiện có lỗi bạn hãy liên hệ ngay với người thiết kế web để họ điều chỉnh, bổ sung cho bạn.


Lỗi 1: Quên thẻ h1 (đặt biệt là trên trang chủ) Thẻ h1 là thẻ rất rất quan trọng. Là một trong những thành phần đầu tiên công cụ tìm kiếm thu thập để xác định xem trang đó nói về cái gì. Tuy nhiên không ít trường hợp khi GOBRANDING nhận dự án, có website không hề có thẻ h1. Hoặc chỉ có trên trang chủ, các trang con không có và ngược lại.

Không tìm thấy thẻ h1 trong source trang web

Hãy đảm bảo mọi trang trên website đều có thẻ h1, trong thẻ có chứa các từ khoá mục tiêu mà bạn đang nhắm đến. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra trang web của mình có thẻ h1 chưa, bằng cách như sau: B1: Vào mộ t trang bất kỳ trên website. Thông thường sẽ kiểm tra trang chủ và trang con. B2: Bấm tổ hợp phím Ctrl + U. Lúc này trình duyệt web sẽ tự động mở một tab mới chứa source html của trang web đó. Tab chứa source trang web trên thanh địa chỉ sẽ có chữ “view-source” B3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F để hiện ra thanh tìm kiếm. Thanh tìm kiếm của Chrome sẽ nằm ở góc phải trên, và Firefox nằm ở góc phải dưới. B4: Nhập vào ô từ khoá: <h1 Nếu kết quả ra 0, nghĩa là trang đó không có thẻ h1. Lỗi 2: Up file quá lớn, quá nặng Sai lầm tiếp theo đó là up hình ảnh quá lớn, quá nặng lên website. Một số chủ website muốn up những hình ảnh thực tế dự án, công trình. Điều này rất tốt, giúp tăng độ tin cậy cho người xem. Tuy nhiên, những hình này thường được chụp bằng điện thoại. Do đó trước khi up lên mà quên giảm kích thước, giảm dung lượng thì hình ảnh sẽ rất lớn, rất nặng.

Một tấm hình được chụp bằng mobile có kích thước và dung lượng khá lớn

Hay những website bán sản phẩm công nghiệp, trên mỗi trang sản phẩm thường được đính kèm file catalogue giới thiệu từ nhà sản xuất. Những file được thiết kế đẹp, chỉn chu thường sẽ khá nặng, khoảng 2MB cho tới 3MB. Các file hình ảnh, file đính kèm có dung lượng lớn này… sẽ làm tốc độ tải của website bị chậm lại. Với hình ảnh, bạn có thể sử dụng các chương trình hỗ trợ chỉnh sửa. Với file đính kèm, bạn có thể up hình lên một trang web thứ ba (Google drive, dropbox…) sau đó dẫn link lên website. Xem thêm: Cách tối ưu hình ảnh trên website

Lỗi 3: Chữ nằm trong hình ảnh Lỗi này thường gặp trên slide banner của trang chủ. Banner sẽ gồm hình và chữ mô tả cho hình đó.

Banner trên trang chủ

Nếu làm bài bản, phần chữ sẽ được code riêng, thể hiện dưới dạng text. Nhờ đó Google có thể đọc được đoạn text này, cũng như khi view trên di động, đoạn text sẽ tự động tương thích với màn hình để người xem có thể đọc được.

Chữ sẽ tự co giãn theo màn hình.

Ngược lại những banner sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, chữ sẽ được đính chết vào banner. Lợi thế của cách này là chữ sẽ được thiết kế với nhiều hiệu ứng giúp banner nổi bật. Nhưng Google sẽ không đọc được text trên hình, ngoài ra khi view trên di động, chữ sẽ bị thu nhỏ cùng với banner.

Chữ sẽ bị thu nhỏ chung với banner

Có một trường hợp khá đặc biệt mà GOBRANDING từng nhận dự án. Website của khách hàng đã thiết kế được gần 1 năm. Khi chúng tôi tiến hành đánh giá website mới thấy phần lớn nội dung trên website là hình ảnh. Các hình ảnh này nằm trong hồ sơ năng lực của khách hàng, và được thiết kế rất đẹp. Khách hàng muốn up các hình ảnh này lên website để nội dung bắt mắt người xem, thay cho những bài viết bình thường. Tuy nhiên điều này hoàn toàn gây bất lợi cho SEO, vì Google không thể đọc được hình ảnh. Sau khi tư vấn cho khách hàng, chúng tôi thực hiện bổ sung nội dung chữ, cũng như tách các mục nội dung con để phù hợp với thói quen lướt web của người dùng. Lỗi 4: Để nhiều nội dung trống trên website Không ít các website có nội dung trống. Nghĩa là khi bấm vào 1 mục nào đó bạn không thấy thông tin, hoặc chỉ thấy một dòng đơn giản là: “đang cập nhật”. Đó có thể là một bài viết, một mục trên menu, hay thậm chí là sản phẩm.

Nội dung trống trên website

Ý định của chủ website có thể là tạo các mục để website nhìn cho đầy đầy, và cũng vì website của người ta có thì website của mình cũng nên có. Nhưng do chưa có nội dung gì, nên để trống, hoặc “đang cập nhật” để người xem không hụt hẫng vì bị hố hàng. Theo tôi nghĩ là dù họ để là “đang cập nhật”, nhưng có lẽ sẽ rất lâu sau nội dung mới được cập nhật. Việc để nội dung trống sẽ ảnh hưởng như thế nào? Trước hết Google sẽ index những trang web này, tuy nhiên nó sẽ chẳng có nội dung gì cả. Người dùng sẽ cảm thấy mất thiện cảm với website, hoặc đánh giá là nội dung chưa được hoàn thiện, dù website đã đi vào hoạt động được một thời gian. Xem ngay: Cách tối ưu nội dung chất lượng cho website KẾT Còn rất nhiều lỗi trên website sẽ được đề cập trong các bài viết sắp tới. Vấn đề là chúng ta thấy những lỗi này hằng ngày tuy nhiên không biết đó lỗi. Bởi vì chúng ta thấy những website khác cũng có. Nó xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều website đến nỗi ta cho rằng điều đó là bình thường, là đúng. Vì thế khi kiểm tra website, bạn nên tìm những tài liệu về chuẩn website, để căn theo đó sẽ chính xác hơn. Trang Lê Nguồn tham khảo: searchenginejournal.com


Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page