top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Hướng dẫn cách sử dụng Google Webmaster Tools chi tiết

Google webmaster tools (viết tắt GWT), hay tên gọi hiện nay là Google Search Console là công cụ hữu ích cho những người quản trị website. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về Google Webmaster Tools, SEO VietNam sẽ hướng dẫn cách sử dụng Google webmaster tools thật chi tiết và dễ hiểu nhất.


1. Cài đặt và cấu hình Google Webmaster Tools

Bước 1: Đăng ký và cấu hình

Chỉ cần có tài khoản Gmail là bạn đăng ký được Google webmaster tools. Cách cấu hình cũng không có gì phức tạp, nếu bạn đang sử dụng wordpress, hoặc bạn có thể nhờ bên thiết kế website hỗ trợ

Bước 2: Chia sẻ quyền truy cập

Nếu bạn cần chia sẻ quyền truy cập Google Webmater tools cho người khác ví dụ như quản trị website hoặc đơn vị làm SEO

2. Cách xem thống kê dữ liệu

Sau khi cài đặt, bạn nên chờ vài tuần cho đến 1 tháng để công cụ tiến hành thu thập dữ liệu và thống kê cho bạn.

Một thống kê mà tôi rất thích khi sử dụng GWT là xem lượng click vào website theo từ khoá. Bạn xem tại đây

Ngoài xem thống kê bên trên GWT hỗ trợ bạn thêm rất nhiều chức năng hữu ích bên dưới.

3. Google Search Console – Top chức năng mới

3.1 Báo cáo hiệu suất

Bảng phân tích tìm kiếm trong Google Webmaster Tools sẽ được thay đổi thành bảng báo cáo hiệu suất ở Google Search Console mới. Để xem kết quả báo cáo này, bạn vào mục Performance => chọn thời gian muốn xem kết quả báo cáo.

Sau đó sẽ xuất hiện một bảng báo cáo chi tiết về kết quả đo lường được trong thời gian bạn chọn.

  • Total click: tổng số lần người dùng nhấp vào trang của bạn.

  • Total Impressions: tổng số lần hiển thị liên kết đến trang web thông qua tìm kiếm Google.

  • Average CTR: tỷ lệ phần trăm giữa số lần nhấp chuột trên số lần hiển thị.

  • Average position: vị trí trung bình của trang web trên kết quả tìm kiếm.


Xem bảng báo cáo hiệu suất

Ngoài ra, bạn còn xem được một số kết quả khác như từ khóa tìm kiếm nhiều nhất, trang truy cập cao nhất, khu vực địa lý, thiết bị truy cập…


Một số thông tin về từ khóa, trang, thiết bị…

3.2 Báo cáo liên kết

Để xem báo cáo về các liên kết đến website của mình trong Google Search Console bạn truy cập vào mục Link. Sau đó sẽ xuất hiện kết quả như sau:

External links

  • Top linked pages: các trang web hàng đầu được liên kết từ các trang bên ngoài.

  • Top linking sites: trang đang được liên kết.

  • Top linking text: Văn bản liên kết dẫn đến website.

Internal links: liên kết giữa các bài viết trên trang web.


Bảng báo cáo liên kết trong Search Console.

3.3 Báo cáo lập chỉ mục

Trong Google Search Console sẽ hiển thị cụ thể những thông tin về việc lập chỉ mục cho trang web trong mục Coverage.

  • Error: những trang web bị lỗi, không thể lập chỉ mục.

  • Valid with warnings: những trang đã được lập chỉ mục những vẫn còn mắc một số vấn đề.

  • Valid: trang đã được lập chỉ mục.

  • Excluded: những trang bị loại trừ khỏi việc lập chỉ mục.


Báo cáo lập chỉ mục

3.4 Báo cáo AMP

Trong báo cáo AMP mới này, các vấn đề về trang web của bạn liên quan đến AMP sẽ được Google Searcch Console mô tả chi tiết như sau:

  • Error: số trang AMP bị lỗi không thể xuất hiện kết quả trên công cụ tìm kiếm.

  • Valid with warnings: số trang được cảnh báo mắc lỗi AMP nhưng vẫn hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

  • Valid: số trang đã được thiết lập AMP.

  • Biểu đồ mô tả các trang bị mắc lỗi AMP ở các ngày khác nhau.

  • Details: mô tả chi tiết từng lỗi AMP mà trang mắc phải. Khi nhấp vào từng lỗi bạn sẽ nhận được kết quả cho biết trang nào đang gặp phải lỗi, sau đó khắc phục lại nó.


Báo cáo AMP

3.5 Công cụ kiểm tra URL

Với công cụ kiểm tra URL này, bạn sẽ dễ dàng lập chỉ mục một URL và kiểm tra được tình trạng của một URL bất kỳ trên trang web xem nó đã được lập chỉ mục hay chưa, có mắc phải vấn đề gì hay không. Có 2 cách để bạn kiểm tra hay lập chỉ mục một URL:

  • Cách 1: Bạn nhấp vào mục URL inspection và chèn URL vào.

  • Cách 2: Dán trực tiếp URL vào ô tìm kiếm trong Google Search Console.


Cách kiểm tra chỉ mục URL

Kết quả bạn nhận được sẽ xảy ra hai trường hợp là bài viết đã được index hoặc chưa:

TH1: Bài viết chưa được index. Trong trường hợp này, bạn hãy nhấn “Request Indexing” để gửi yêu cầu index bài viết.


Kết quả bài viết chưa được index

TH2: Bài viết đã được Google index. Đây cũng là kết quả bạn nhận được sau khi gửi yêu cầu index cho Google như bên trên. Nếu bạn muốn lập chỉ mục lại hãy nhấp vào “Request Indexing”.

Lưu ý: Bạn chỉ được phép kiểm tra URL nằm trên website của mình, không thể kiểm tra bất kỳ URL nào nằm ngoài website.


Bài viết đã được Google Index

Bên cạnh những thay đổi trên vẫn còn một số chức năng chưa được cập nhật nên bạn vẫn phải sử dụng Google Webmaster Tool để thực hiện:

  • Xóa URL đã được lập chỉ mục.

  • Liên kết Search Console với Google Analytics.

  • Thông kê thu thập dữ liệu mỗi ngày.

  • Trình kiểm tra robots.txt.

  • Công cụ đánh dấu dữ liệu.

  • Đọc và quản lý thông báo.

  • Từ chối liên kết.

Với sự thay đổi từ Google Webmaster Tool sang Google Search Console mới này sẽ giúp bạn xem được nhiều báo cáo hơn cho trang web của mình. SEO VietNam khuyên bạn nên bắt đầu sử dụng những tính năng mới trong Google Search Console để làm quen dần với sự thay đổi này từ Google, bời theo như thông báo từ Google thì những báo cáo của phiên bản cũ sẽ sớm bị xóa. Những tính năng nào chưa được cập nhật bạn hãy sử dụng ở Google Webmaster Tool và chờ đợi sự thay đổi từ Google. Ngoài xem thống kê bên trên GWT hỗ trợ bạn thêm rất nhiều chức năng hữu ích bên dưới.

SEOVietNam chuyên cung cấp các dịch vụ SEO hiệu quả và uy tín với chi phí tiết kiệm. Mời bạn đăng ký thông tin bên dưới để nhận báo giá cụ thể cho website của bạn nhé!



Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page