top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Cách sử dụng utm code mà SEOer nào cũng phải biết!

Bạn chạy quảng cáo trên mạng xã hội, chạy email marketing, quảng cáo Google Adwords… cần theo dõi lượng truy cập đến từ các kênh này để đo lường mức độ hiệu quả. SEO VietNam sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng UTM code để thu thập được dữ liệu.


1. Vậy UTM là gì?

UTM là tên viết tắt của “Urchin tracking parameters” được hiểu là những đoạn mã dữ liệu mà chúng ta gắn thêm vào URL để kiểm tra traffic của website đến từ nguồn tìm kiếm tự nhiên, quảng cáo hay mạng xã hội….

Ví dụ: đây là URL website bạn sẽ đặt trên các kênh quảng bá:


Cách sử dụng UTM code 8

URL ban đầu của bài viết

Còn đây là URL đã được chèn utm:


Cách sử dụng UTM code 9

URL đã được chèn UTM

2. Các thành phần của UTM hay chèn vào URL

1/ UTM Medium

Khách hàng của bạn truy cập vào website từ nguồn nào trong các nguồn như mạng xã hội, quảng cáo trả tiền, email, tiếp thị liên kết? 

UTM Medium sẽ giúp bạn  đo lường được kết quả này!

Để chèn UTM Medium vào website của mình bạn chỉ cần gắn đoạn code &utm_medium=biến dữ liệu.

Biến dữ diệu ở UTM Medium có thể là:

  1. Quang-cao

  2. Socical.

  3. Email.

  4. Paid/paid

  5. CPC/cpc

  6. PPC/ppc

Ví dụ: &utm_medium=cpc hay &utm_medium=socical.

2/ UTM Source

UTM Source được hiểu là những thành phần con trong các biến dữ liệu ở UTM Medium.

Chẳng hạn như UTM source của bạn là Facebook, Zalo… thì UTM medium của bạn là Socical nếu như đó là một bài viết thông thường, ngược lại nếu bài viết đó bạn chạy quảng cáo thì lúc này UTM medium sẽ là quảng cáo trả phí.

Vậy nếu UTM Medium của bạn là Email thì UTM Source sẽ là gì?

Trong trường hợp này, UTM Source của bạn sẽ là tên các phần mềm bạn gửi email như gmail, outlook, icloud…

Ví dụ: như &utm_source=gmail.

Tương tự như vậy, bạn có thể đặt UTM Source tùy theo mục đích của mình.

3/ UTM Campaign

UTM Campaign dùng để xác định chiến dịch mà bạn đang chạy, nó đo lường được kết quả của chiến dịch bạn đang chạy có mang lại hiệu quả hay không.

Với UTM Campaign này bạn hãy đặt tên giúp bạn dễ dàng liên tưởng đến chiến dịch bạn đang chạy, kẻo khi coi lại bạn không nhớ utm đó dùng để làm gì.

Giả sử bạn đang chạy chiến dịch marketing email để gửi thư đến khách hàng của mình thì lúc này UTM Campaign sẽ là &utm_campaign=khach_hang_dang_ky_thong_tin.

4/ UTM Content

Nếu bạn có nhiều liên kết cho cùng một chiến dịch nhưng bạn chỉ muốn xem khách hàng nhấp vào một liên kết trong đó, lúc này hãy sử dụng UTM content.

Ví dụ: trong bài viết của bạn có 2 nút kêu gọi hành động, bạn muốn xem hàng vi khách hàng click vào nút bên dưới thì UTM content sẽ là &utm_content=bottom_cta_button.

5/ UTM Term

Mã này thường được ít sử dụng. Trước đây nó được sử dụng để kiểm tra các từ khoá khi chạy quảng cáo Google adwords. Nhưng do hiện nay công cụ này đã cung cấp hệ thống thống kê chuyên sâu nên hầu như bạn không cần quan tâm đến utm term nữa.

Bất cứ nơi nào bạn đặt liên kết ở ngoài phạm vi website của bạn, hãy sử dụng mã utm. Nhờ vậy khi có người bấm vào các liên kết này để truy cập vào website, bạn dễ dàng biết được họ đến từ đâu, và bạn có dữ liệu để thống kê, báo cáo.

Trong 5 thành phần này thì UTM Source, UTM Medium và UTM Campaign được sử dụng phổ biến nhất, UTM Content và UTM Term sử dụng ít hơn.

3. Bây giờ hãy luyện tập cách đọc một URL có chèn thêm mã UTM

Trong URL trên, cho thấy được các dữ liệu gồm:

  1. www.yoursite.com/dich-vu: địa chỉ URL của bài viết.

  2. ?: để thông báo cho trình duyệt biết thông tin sau dấu “?” chỉ là dữ liệu.

  3. utm_source=active%20users: UTM source là những khách hàng thực hiện hàng động trên trang này.

  4. &: để ngăn cách giữa các UTM.

  5. utm_medium=email: UTM medium là email.

  6. utm_campaign=feature%20launch: UTM campaign là ra mắt một tính năng mới.

  7. utm_content=bottom%20cta%20button: UTM content là theo dõi nội dung chiến dịch có chứa liên kết là nút CTA ở dưới cùng.

Một số lưu ý:

Nếu nội dung chèn vào mã có khoảng trắng thì sẽ hiển thị dấu %20, vì vậy bạn có thể thay bằng “_” để dễ đọc hơn.

Nếu bạn nhập vào từ có dấu thì sẽ hiển thị khá khó nhìn. Ví dụ:

utm_source=mail-thong-bao khi nhập từ có dấu và khoảng trắng sẽ là:

utm_source=mail%20th%C3%B4ng%20b%C3%A1o.

4. Tạo mã utm dễ dàng bằng UTM Generator của Google

Google có cung cấp công cụ giúp bạn tạo mã utm dễ dàng: https://ga-dev-tools.appspot.com/campaign-url-builder/

Bạn chỉ cần điền vào các thông tin cần thiết.


Cách sử dụng UTM code 1

Điền thông tin cần thiết để tạo UTM code

Sau đó, bên dưới công cụ này sẽ tự động tạo URL cho bạn.


cach-su-dung-utm-code 2

Kết quả sẽ hiện thị URL có chứa UTM đã tạo

Có 2 lựa chọn là copy URL hoặc chuyển URL dài đó thành dạng rút gọn để chia sẻ URL này với bất kỳ kênh quảng cáo nào mà bạn muốn như Facebook, Google…

Xem thêm công cụ thử nghiệm mới của Google là Google Optimize để chạy A/B testing cho website.

5. Làm sao để sử dụng utm hiệu quả và khoa học?

Mã utm rất linh động, bạn có thể chèn bất kỳ thông tin gì bạn muốn. Tuy nhiên, bởi vì quá linh động, nên chúng ta sẽ gặp khó trong việc quản lý nếu không thống nhất cách sử dụng.

Ví dụ: như mỗi biến dữ liệu utm bạn có rất nhiều lựa chọn, ví dụ đối với utm_medium, bạn có thể chọn như:
  1. Quảng cáo trả tiền

  2. Quang-cao

  3. Paid/paid

  4. CPC/cpc

  5. PPC/ppc

Do đó bạn phải thống nhất cách sử dụng URL trong team để tránh mỗi người mỗi kiểu và loại bỏ được trường hợp có lúc dùng cái này, có lúc dùng cái kia:

  1. Sử dụng chữ in hoa hay chữ thường.

  2. Dùng tiếng Anh hay tiếng Việt.

  3. Để khoảng trắng hay thay bằng dấu “_”.

  4. Viết chữ có dấu hay không có dấu.

Bên cạnh đó, bạn cần phải quản lý được các dữ liệu trên URL này, nếu không bạn sẽ rất khó để thống kê và đánh giá. Vì vậy, SEO VietNam khuyên bạn nên quản lý các URL UTM trên một file excel để dễ dàng kiểm tra, truy xuất lại thông tin.

6. Xem báo cáo UTM trên Google Analytics

Để xem báo cáo utm trên Google Analytics, bạn vào phần Acquisiton > Campaigns > All Campaigns.

Tại đây bạn sẽ thấy được các chiến dịch đang mang lại truy cập vào website.


Cách sử dụng UTM code 3

Vào mục All campaigns để xem kết quả

Danh sách bạn thấy được sắp xếp tên Campaign đã được bạn xác định trong UTM Campaign.

Bấm vào tên Campaign, bạn sẽ thấy được UTM Source/UTM Medium.


Cách sử dụng UTM code 3

Xem kết quả báo cáo UTM trên Google Analytics

Sau khi có kết quả, bạn sẽ dễ dàng so sánh được mức độ hiệu quả của các chiến lược marketing mà mình đang triển khai. Đồng thời, bạn hãy tạo cho mình một một tiêu cụ thể để đánh giá được kết quả UTM code mang lại có hiệu quả hay không qua cách:

Xem thêm:

7. Kết luận

Đây được xem là một công cụ khá hữu ích cho những người làm marketing. SEO VietNam đã hướng dẫn bạn cách sử dụng UTM code để kiểm tra xem bài viết của bạn hoạt động hiệu quả nhất trên kênh marketing nào. Việc còn lại của bạn là hãy thử áp dụng nó vào website của mình để tối ưu được chi phí tốt nhất.

(Tham khảo bài viết từ https://www.crazyegg.com/blog/utm-codes-guide-with-examples/ và tổng hợp bởi SEO VietNam)

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page