top of page

Cập nhật lõi của Google: những điều quản trị viên website cần biết

Mỗi đợt cập nhật lõi của Google sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của website trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Do đó, các quản trị viên cần biết những điều sau đây về cập nhật lõi của Google để tối ưu website tốt hơn.


1. Vì sao Google tung ra các bản cập nhật lõi?

Mỗi ngày Google đều thực hiện một số thay đổi nhằm cải thiện kết quả tìm kiếm của mình. Các thay đổi này có thể nhỏ nhưng liên tục thúc đẩy Google phát triển.

Thế nhưng, thỉnh thoảng Google vẫn sẽ tung ra một số bản cập nhật đặc biệt quan trọng. Lúc này, nếu Google cảm thấy thông tin liên quan có thể dẫn tới nhiều động thái từ nhà quản trị web, nhà sản xuất nội dung hay cá nhân khác, công ty sẽ đăng công bố chính thức về bản cập nhật.

Ví dụ: Google từng đưa ra thông báo và lời khuyên trước nhiều tháng, kể từ khi áp dụng bản cập nhật liên quan đến tốc độ tải trang “Speed Update”.

Một năm, Google thường tiến hành vài lần thay đổi thuật toán và hệ thống tìm kiếm. Những lần thay đổi trọng yếu và toàn diện này được gọi là “cập nhật lõi” (core update). Mục đích của chúng là nhằm đảm bảo Google đang thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp nội dung liên quan và uy tín cho người dùng. Ngoài ra, các bản cập nhật cũng có thể ảnh hưởng đến tính năng Google Discover.

Các bản cập nhật lõi của Google có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thứ hạng của website, nên Google thường đưa ra các thông báo chính thức để xác nhận các lần cập nhật này. Hiển nhiên, các website bị giảm hạng sẽ tìm cách khắc phục, nhưng Google không mong muốn họ điều chỉnh sai hướng, đặc biệt là khi họ không làm gì sai và có khi không cần điều chỉnh gì cả.

2. Cập nhật lõi của Google và tái thẩm nội dung

Muốn hình dung phương thức vận hành của cập nhật lõi của Google hãy thử tưởng tượng, bạn có một danh sách top 100 phim hay nhất năm 2015. Vài năm sau đến 2019, bạn viết lại danh sách này, chắc chắn sẽ có thay đổi xảy ra. Một số bộ phim nổi bật trước đó chưa được sản xuất giờ trở thành ứng viên tranh hạng. Một số phim khác, bạn đánh giá lại và nhận ra chúng đáng nhận được thứ hạng cao hơn.

Việc thay đổi là bắt buộc phải xảy ra, nhưng những phim vốn xếp hạng cao nay bị đẩy xuống không phải vì chất lượng kém. Đơn giản là giờ đây đã có nhiều phim xứng đáng hơn xếp trước chúng.

Xếp hạng website thay đổi sau mỗi bản cập nhật.

Xếp hạng website thay đổi sau mỗi bản cập nhật.


3. Tập trung vào nội dung

Như đã nói, các website rớt hạng sau một lần cập nhật lõi của Google không chắc đã làm sai. Tuy vậy, Google vẫn thấu hiểu sự nôn nóng và mong muốn khắc phục ngay lập tức của chủ website. Đối với những trường hợp này, lời khuyên của Google là tập trung cung cấp nội dung tốt nhất trong khả năng. Đây chính là yếu tố thuật toán mong muốn ghi nhận.

Bước đầu bạn có thể tham khảo lại những lời khuyên của Google trong quá khứ, để một lần nữa đánh giá xem bạn có đang thật sự cung cấp nội dung chất lượng hay không. Ngoài ra còn có một số điểm bổ sung khác như đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề:

Câu hỏi về nội dung và chất lượng

  1. Nội dung bạn cung cấp có bao gồm thông tin mới mẻ, báo cáo, nghiên cứu hay phân tích không?

  2. Nội dung có miêu tả đầy đủ, toàn diện và hoàn chỉnh chủ đề không?

  3. Nội dung có đưa ra được phân tích chi tiết hoặc thông tin lý thú nằm ngoài hiểu biết người đọc không?

  4. Nếu nội dung dựa trên các nguồn khác, vậy nó chỉ đang chép lại, viết lại hay cung cấp được thêm các giá trị thiết thực và tính độc đáo cho bài?

  5. Tiêu đề bài, tiêu đề trang có tóm tắt bài viết một cách sinh động, hiệu quả không?

  6. Tiêu đề bài, tiêu đề trang có tránh phóng đại, gây sốc không?

  7. Đây có phải là trang web bạn muốn lưu trữ, chia sẻ hay đề cử với bạn bè hoặc người khác không?

  8. Bạn có nghĩ sẽ thấy được kiểu nội dung này xuất bản hay trích dẫn trong một quyển sách, tạp chí hoặc bách khoa toàn thư không?

Câu hỏi về chuyên môn

  1. Nội dung có trình bày thông tin đầy đủ cơ sở như: trích nguồn rõ ràng, đưa ra bằng chứng chuyên môn, sơ lược về tác giả hoặc trang web xuất bản nội dung đó thông qua việc dẫn link đến trang web/trang giới thiệu của tác giả và website không?

  2. Sau khi tham khảo trang web cung cấp nội dung, bạn có cảm thấy nó là một nguồn có thẩm quyền hoặc có độ phổ biến trong lĩnh vực này không?

  3. Người viết nội dung có phải là một chuyên gia hoặc người quan tâm, cho thấy được tầm hiểu biết sâu về chủ đề này không?

  4. Nội dung có sai sót gì về các thông tin cơ bản, dễ kiểm chứng không?

  5. Bạn có an tâm tin tưởng nội dung về những vấn đề liên quan đến tiền bạc hoặc cuộc sống của bạn hay không?

Câu hỏi về trình bày và soạn thảo

  1. Nội dung có dính các lỗi chính tả hoặc văn phong không?

  2. Nội dung được soạn thảo kĩ lưỡng hay có vẻ tùy tiện, gấp gáp?

  3. Đây có phải là kiểu nội dung sản xuất hàng loạt, thuê nhiều người viết bài hoặc phát tán rộng rãi trên nhiều website, từ đó không chăm chút kĩ vào chất lượng từng trang/ từng website riêng lẻ hay không?

  4. Nội dung có chèn quá nhiều quảng cáo gây xao nhãng hoặc gián đoạn người đọc không?

  5. Nội dung có hiển thị dễ nhìn trên thiết bị di động không?

Câu hỏi so sánh

  1. Nội dung có giá trị nổi bật khi so sánh với các trang khác trên kết quả tìm kiếm không?

  2. Nội dung có thật sự phục vụ nhu cầu người xem website không, hay đơn thuần được tạo ra để xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm?

Tập trung cung cấp nội dung tốt nhất

Tập trung cung cấp nội dung tốt nhất.


Ngoài việc tự trả lời các câu hỏi trên, bạn còn có thể nhờ những bên không liên quan mà bạn tin tưởng để đưa ra đánh giá chân thật.

Thêm vào đó, thử kiểm định chi tiết dữ liệu về độ giảm sút của website. Trang nào trong website bị ảnh hưởng mạnh nhất, và liên quan tới kiểu truy vấn nào? Xem xét kỹ các yếu tố này để phối hợp trả lời những câu hỏi trên.

4. Tìm hiểu hướng dẫn đánh giá chất lượng & E-A-T

Một tài liệu tham khảo bổ ích khác là hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google. Những nhân viên đánh giá chất lượng (quality rater) cho phép Google tường tận hơn về mức độ hiệu quả của thuật toán, và xác nhận thay đổi của họ có tác dụng khả quan không.

Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng rater không kiểm soát thứ hạng trên trang kết quả. Dữ liệu từ rater cũng không áp dụng trực tiếp lên thuật toán xếp hạng. Thay vào đó, chúng giống như phiếu đánh giá ý kiến khách hàng giúp Google biết được hệ thống của họ có đang vận hành hiệu quả không.

Nếu hiểu được cách rater đánh giá nội dung, bạn có thể cải thiện nội dung của chính mình và đạt được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả.

Cụ thể hơn, rater được đào tạo để phân biệt loại nội dung nào có chỉ số E-A-T cao.

E-A-T đại diện cho Chuyên môn, Thẩm quyền và Độ tin cậy. Bằng cách đọc hướng dẫn, bạn có thể đánh giá chất lượng nội dung của mình từ chỉ số E-A-T và cân nhắc các phương án cải thiện phù hợp.

5. Cách khắc phục và một số lời khuyên bổ sung

Câu hỏi thường gặp sau mỗi bản cập nhật lõi của Google là mất bao lâu để website phục hồi một khi đã điều chỉnh nội dung.

Thông thường, các bản cập nhật lớn mất một vài tháng do nội dung bị ảnh hưởng lần này sẽ có thể không phục hồi (kể cả khi đã trải qua điều chỉnh) cho tới lần cập nhật lõi tiếp theo.

Tuy nhiên, Google liên tục cập nhật thuật toán tìm kiếm, bao gồm cả các thay đổi lõi nhỏ. Google không thông báo toàn bộ thay đổi vì có một số ảnh hưởng không đáng kể. Thế nhưng những bản cập nhật này vẫn cho phép nội dung phục hồi xếp hạng sau khi cải thiện kết quả.

Cần lưu ý rằng việc điều chỉnh nội dung không chắc chắn cam kết phục hồi thành tích nội dung, hay thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm. Nếu có những nội dung xứng đáng hơn, chúng sẽ tiếp tục xếp hạng cao trong hệ thống Google.

Các công cụ tìm kiếm như Google không giải nghĩa nội dung theo lối suy nghĩ của con người. Thay vào đó, Google tổng hợp tín hiệu từ nội dung và xem xét chúng tương quan với cách người dùng đánh giá độ hữu ích ra sao. Một tín hiệu phổ biến được Google sử dụng là sự liên kết giữa các trang web. Nhưng ngoài ra, vẫn còn rất nhiều tín hiệu khác cũng được sử dụng dù Google không bật mí toàn bộ để bảo đảm độ chuẩn xác của kết quả tìm kiếm.

Google luôn kiểm tra mọi bản cập nhật lớn trước khi áp dụng chính thức. Hình thức kiểm tra bao gồm thu thập phản hồi từ nhân viên đánh giá chất lượng như đã đề cập. Mục đích là nhằm cân nhắc cách Google đánh giá tín hiệu có lợi hay không.

Tất nhiên, không có thay đổi nào là hoàn hảo. Đó là nguyên nhân tại sao Google phải liên tục cập nhật: để tiếp nhận phản hồi, tiến hành kiểm tra thêm và tiếp tục phấn đấu nhằm cải thiện hệ thống xếp hạng. Nỗ lực này từ phía Google đồng nghĩa với việc nội dung có thể phục hồi lại trong tương lai, kể cả khi người viết không điều chỉnh gì cả.

Nội dung có thể phục hồi thứ hạng trong lần cập nhật tiếp theo

Nội dung có thể phục hồi thứ hạng trong lần cập nhật tiếp theo.


Hi vọng nội dung mà SEOVietNam vừa đưa ra có thể giúp ích cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên về nội dung chất lượng qua các tài liệu cung cấp trên Google Webmasters, bao gồm các công cụ, trang hỗ trợ và diễn đàn. Bên cạnh đó, lời khuyên từ SEOVietNam cho các quản trị viên website là thay vì phải dành thời gian để khắc phục sau mỗi lần cập nhật lõi của Google, bạn hãy tập trung đầu tư chất lượng nội dung ngay từ ban đầu. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn nâng cao được nội lực website, tránh các hình phạt từ Google.

Nguồn: Search Engine Land

Tổng hợp và biên soạn: SEOVietNam

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page