top of page

Công ty nên có 1 hay nhiều website?

Trước khi bắt đầu xây dựng website cho công ty, chúng ta luôn tự hỏi nên có 1 hay nhiều website?

Một vài công ty chỉ mặc định ban đầu xây dựng 1 website. Đến khi xảy ra xung đột về nội dung, hoặc mâu thuẫn trong nhu cầu của người xem website thì việc tách website ra thường gặp nhiều vấn đề.

Vì thế, trong bài viết này chúng ta hãy đi sâu về  những lợi thế và bất lợi của việc có nhiều website.

1. Lợi thế

a. Nhiều website cho những đối tượng khách hàng khác nhau

Một công ty có thể có nhiều đối tượng khách hàng. Và mỗi loại đối tượng sẽ là một website khác nhau.

Ví dụ:

Một công ty làm trong lĩnh vực in áo thun.

Họ có 2 đối tượng khách hàng chính. Một là các khách lẻ, số lượng in không nhiều, nhưng kết quả cuối cùng khách nhận được sẽ là một cái áo hoàn chỉnh.

doi-tuong-khach-hang

(Nguồn: Internet)

Đối tượng khách thứ hai là những khách sỉ, số lượng in rất nhiều. Nhưng họ chỉ có nhu cầu gia công in, còn vải sẽ do họ tự cung cấp.

Như vậy với mỗi đối tượng khách hàng công ty sẽ có dịch vụ, chính sách giá cả khác nhau, chế độ chăm sóc khác nhau.

Do đó cần có 2 website để đưa ra những nội dung phù hợp cho 2 đối tượng này.

Việc này sẽ giúp tránh nhập nhằng về báo giá, khi làm quảng cáo như chạy SEO, Google Adwords cũng sẽ theo 2 hướng khác nhau.

b. Nhiều website phù hợp cho nhiều ngôn ngữ khác nhau

Nếu đối tượng khách hàng của bạn ở tại các quốc gia khác nhau, việc có nhiều website với nhiều ngôn ngữ là điều cần thiết.

neu-khach-hang-cua-ban-la-nguoi-nuoc-ngoai

Nếu bạn có khách hàng là người nước ngoài, bạn cần có website có ngôn ngữ khác nhau

(Nguồn: Internet)

Nội dung của các website này sẽ giống nhau, chỉ khác nhau ở mặt ngôn ngữ và người tiếp nhận thông tin của khách hàng.

c. Nhiều website thì thời gian lên top sẽ nhanh hơn

Trong trường hợp này bạn có 1 website chính để giới thiệu sản phẩm và một website con để phụ trợ.

site-ve-tinh

(Nguồn: Internet)

Ví dụ:

Bạn có một website bán sản phẩm thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức khoẻ. Ngoài ra bạn xây dựng thêm một website khác là nơi để người dùng có thể đặt các câu hỏi cho chuyên gia về cách giữ gìn sức khoẻ, cách sử dụng thực phẩm chức năng làm sao để hiệu quả nhất.

Hai website sẽ bổ trợ cho nhau, giúp cho thời gian lên top sẽ nhanh hơn. Website của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn.

Chú ý: Bạn nên kiểm tra xem website nào có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn để tập trung xây dựng thật tốt => Cách kiểm tra để lựa chọn website tốt nhất.

2. Bất lợi

a. Gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn lực

Bạn phải phân chia nguồn lực để chăm sóc, xây dựng nội dung, làm SEO cho 2 website.

marketing-sale-1

(Nguồn: Internet)

Hướng xây dựng, phát triển, quảng bá cũng phải được phân chia rạch ròi để tránh việc nhập nhằng giữa 2 bên.

b. Người dùng có thể cảm thấy hoang mang

Việc đặt liên kết giữa 2 website cần được thiết kế một cách khéo léo. Tránh trường hợp người dùng đang ở trang thứ nhất, rồi bấm vào một mục nào đó vào được dẫn tới trang web thứ hai, họ sẽ cảm thấy khó hiểu.

Họ sẽ không hiểu tại sao lại được dẫn đến trang web này và 2 trang web này có liên quan gì đến nhau không?

c. Nội dung mỏng và dễ trùng lặp

Do 2 website cùng khai thác chung một lĩnh vực, nên việc nội dung trùng lặp có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, trường hợp bạn vội vã xây dựng nhiều website dù việc đó không cần thiết, có thể dẫn đến việc xây dựng nội dung cho các website đó bị sơ sài, không đồng đều. Do đó, bạn cần tham khảo thêm những lưu ý trước khi xây dựng website.

KẾT

Việc gì cũng sẽ có những lợi thế và bất lợi. Trước hết hãy suy nghĩ nguyên do gì chúng ta cần nhiều hơn một cái website. Tại sao những nội dung đó không thể gộp chung 1 website mà phải tách ra?

Nếu việc phân chia ra nhiều website được xác định là cần thiết, bạn cần xây dựng mục đích, phương hướng phát triển cho từng website một cách rõ ràng. Như vậy dù việc quản lý, báo cáo có thể gặp ban đầu lúc ban đầu, nhưng nếu bạn cố gắng áp sát kế hoạch đó, bạn sẽ được hưởng thành quả ngọt ngào.

Trang Lê

Nguồn hình: hình trong bài viết (pexels.com), hình đại diện bài viết (pexels.com)

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page