top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Google Tag Manager là gì? Các thành phần cơ bản và cách sử dụng

Google Tag Manager là gì mà thu hút nhiều người sử dụng đến vậy? Điều gì giúp Google Tag Manager trở thành công cụ hiệu quả được nhiều chủ website sử dụng? Trong bài viết này, SEOVietNam sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc trên. 


1. Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager được hiểu theo cách nôm na là trình quản lý thẻ của Google. Cụ thể, Google Tag Manager là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý tất cả các thẻ trên website của mình như thẻ Google Ads, thẻ Google Analytics, thẻ Google Optimize… kể cả những thẻ không thuộc Google như Facebook Pixel, Crazy Egg…

Google Tag Manager là trình quản lý tất cả các thẻ trên website.

Google Tag Manager là trình quản lý tất cả các thẻ trên website.


Để dễ hiểu hơn hãy hình dung trên một website, nếu bạn muốn theo dõi bất kỳ thông tin hay chỉ số gì đều phải gắn thẻ theo dõi tương ứng vào đúng vị trí trong phần code. Tuy nhiên, với Google Tag Manager bạn sẽ tối ưu được công việc này đơn giản hơn, bằng cách cài đúng phần code của Google Tag Manager vào website. Sau đó, mọi thiết lập của các thẻ còn lại đều có thể sử dụng thông qua Google Tag Manager.

Đây được xem là một công cụ mang lại nhiều lợi ích cho website và người sử dụng như:

  1. Giúp chủ website hoặc nhân viên marketing giảm sự phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật: những người không biết code rất khó để tìm đúng vị trí đặt đoạn mã vào bên trong website. Vì vậy, họ phải nhờ đến đội kỹ thuật hoặc thiết kế web thực hiện. Cách làm này dẫn đến việc không thể chủ động thực hiện khiến công việc bị chậm trễ hoặc gián đoạn.

  2. Giảm thiểu rủi ro website bị lỗi: nếu không chuyên về thiết kế web bạn rất dễ gặp phải trường hợp gắn sai vị trí đoạn mã, dẫn đến tình trạng website bị lỗi.

  3. Không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang: một website cài quá nhiều đoạn mã rất dễ dẫn đến tình trạng làm chậm tốc độ tải trang vì phải load quá nhiều thành phần.

Khi sử dụng Google Tag Manager, bạn có thể tự mình thiết lập các thẻ trên website một cách dễ dàng, tránh được các rủi ro không cần thiết. SEOVietNam sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thiết lập và sử dụng Google Tag Manager ở bên dưới, nhưng trước tiên bạn phải nắm rõ các thành phần trong Google Tag Manager bao gồm những gì.

2. Các thành phần chính trong Google Tag Manager

Với những người chưa bao giờ sử dụng hoặc mới sử dụng sẽ cảm thấy bối rối trước giao diện và các thành phần của Google Tag Manager.  Chính vì vậy, trước khi sử dụng Google Tag Manager hay bất kỳ công cụ nào khác bạn nên tìm hiểu qua thành phần và nắm rõ công dụng để biết cách dùng.

Trong Google Tag Manager sẽ bao gồm các thành phần chính sau:

2.1 Account – Tài khoản

Tài khoản là thành phần cao nhất trong Google Tag Manager. Nếu là một công ty cá nhân thì mỗi tài khoản Google bạn chỉ cần tạo một tài khoản Google Tag Manager là đủ. Tuy nhiên, nếu là công ty làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau bạn phải tạo cho mỗi công ty là một Account.

2.2 Container – Vùng chứa

Vùng chứa trong Google Tag Manager là khu vực quản lý tất cả các thẻ trên website. Vì vậy, sau khi vùng chứa được tạo bạn được cấp một ID vùng chứa để thêm vào trang web, nhằm mục đích quản lý và kích hoạt các thẻ khác. Mỗi website chỉ có một vùng chứa duy nhất.

2.3 Tag – Thẻ

Tag là một đoạn mã được gắn trực tiếp lên mã nguồn của website nhằm mục đích thu thập dữ liệu. Mỗi công cụ marketing sẽ có một tag riêng như Google Analytics, Google Optimize, Google Ads…, nếu không sử dụng Google Tag Manager thì bạn sẽ gắn những đoạn mã này lên website. Tuy nhiên, trong Google Tag Manager các tag này đã được tích hợp sẵn, khi sử dụng bạn chỉ cần kích hoạt vào thẻ tương ứng.

Ví dụ: Ảnh bên dưới là một số thẻ được tích hợp vào Google Tag Manager. Nếu muốn theo dõi dữ liệu của Google Analytics bạn chỉ cần chọn thẻ “Google Analytics:Universal Analytics.
Một số thẻ được tích hợp trong Google Tag Manager.

Một số thẻ được tích hợp sẵn trong Google Tag Manager.


2.4 Trigger – Trình kích hoạt

Trigger là điều kiện cần thỏa mãn để thẻ Tag được kích hoạt. Nghĩa là khi người dùng thực hiện hành động mà bạn đặt ra, trình kích hoạt sẽ thông báo cho Google Tag Manager biết khi nào thẻ Tag được kích hoạt.

Ví dụ:
  1. Bạn muốn theo dõi số người xem 1 trang nào đó trên website. Khi có người truy cập vào trang bạn theo dõi, trình kích hoạt sẽ ghi nhận và thông báo cho Google Tag Manager.

  2. Hay bạn muốn xem có bao nhiêu người tải tài liệu, khi có người nhấp vào liên kết hoặc nút tải, trình kích hoạt sẽ ghi nhận lại.

Một số trình kích hoạt trong Google Tag Manager.

Một số trình kích hoạt trong Google Tag Manager.


2.5 Variable – Biến

Biến là phần cần khai báo để Tag và Trigger hoạt động hiệu quả hơn. Trong khi các Tag phụ thuộc vào Trigger, thì các Trigger lại phụ thuộc vào Variable để xác định xem giá trị đó có nên kích hoạt không. Biến trong Google Tag Manager chia làm hai loại:

  1. Biến tích hợp: là biến được xây dựng sẵn. Chẳng hạn bạn muốn Trigger chỉ kích hoạt ở trang đặt hàng thành công, bạn thiết lập biến “Page URL” theo chứa URL trên. Ngoài ra, còn một số biến cố định như Event, Page Path, Page URL, Referrer…

  2. Biến do người dùng xác định: là biến do người dùng tự thiết lập. Ví dụ thiết lập biến ID của Google Analytics là mã tracking ID trong Google Analytics.

Một số loại biến trong Google Tag Manager.

Một số loại biến trong Google Tag Manager.


3. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Tag Manager cho website

3.1. Cách cài đặt Google Tag Manager

Để cài đặt Google Tag Manager cho website bạn cần chuẩn bị một tài khoản Google (Gmail). Sau đó thực hiện theo các bước SEOVietNam hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng nhập

Truy cập vào https://tagmanager.google.com/ , nếu được yêu cầu đăng nhập hãy sử dụng tài khoản Gmail để đăng nhập vào website.

Bước 2: Tạo tài khoản

Nhấp vào nút “Tạo tài khoản” ở góc trên bên phải màn hình để tạo tài khoản.

Điền các thông tin được yêu cầu như ảnh bên dưới:

  1. Thiết lập tài khoản: tên tài khoản, quốc gia và tick vào tùy chọn nếu bạn muốn chia sẻ dữ liệu một cách ẩn danh với Google và các sản phẩm khác.

  2. Thiết lập vùng chứa: tên vùng chứa thường là địa chỉ website, lựa chọn nền tảng phù hợp.

  3. Nhấp nút “Tạo” để bắt đầu tạo tài khoản.

  4. Sau đó bạn được chuyển đến trang yêu cầu chấp nhận các thỏa thuận từ Google. Lúc này hãy tick vào tùy chọn bên dưới và chọn “Có” để chuyển sang bước tiếp theo.

Tạo tài khoản Google Tag Manager

Tạo tài khoản Google Tag Manager.


Bước 3: Cài đặt trình quản lý thẻ của Google

Sau khi hoàn tất “Bước 2” Google Tag Manager sẽ hiển thị một bảng chứa hai đoạn mã để bạn dán vào phần code trên website. Đoạn mã bên trên đặt ở phần <head>, đoạn mã bên dưới đặt ở phần <body>.

Mã cài đặt Google Tag Manager để dán vào phần code website.

Mã cài đặt Google Tag Manager để dán vào phần code website.


Bước 4: Kiểm tra cài đặt

Để kiểm tra Google Tag Manager đã cài đặt thành công hay chưa bạn có thể sử dụng tiện ích “Tag Assistant” của Google bằng cách:

  1. Cài đặt tiện ích Tag Assistant từ cửa hàng của Google Chrome.

  2. Nhấn chọn biểu tượng “Tag Assistant”.

  3. Chọn Enable.

Kiểm tra Google Tag Manager bằng Tag Assistant.

Kiểm tra Google Tag Manager bằng Tag Assistant.


  1. Nếu kết quả xuất hiện màu xanh như bên dưới là bạn đã cài đặt thành công Google Tag Manager.

Kết quả màu xanh cho thấy Google Tag Manager đã được cài đặt thành công.

Kết quả màu xanh cho thấy Google Tag Manager đã được cài đặt thành công.


3.2. Cách sử dụng Google Tag Manager

Dưới đây là một số cách sử dụng Google Tag Manager cho Google Analytics và Google Optimize. Bạn có thể xem qua và thực hiện tương tự cho những công cụ khác:

4. Kết luận

Google Tag Manager là công cụ quản lý thẻ cực kỳ hiệu quả dành cho các marketer hoặc chủ website không có nhiều kiến thức về code. Qua bài viết này, SEOVietNam đã giúp bạn hiểu được khái niệm Google Tag Manager là gì, đồng thời biết cách sử dụng Google Tag Manager để theo dõi và đánh giá các chỉ số trên website.

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page