top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Google Search Ads là gì? Cách tạo chiến dịch Google Search Ads

Bạn đang muốn tìm hiểu về hình thức quảng cáo tìm kiếm trên Google, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Trong nội dung bài viết này, SEOVietNam sẽ đi từ khái niệm cơ bản đến cách triển khai chi tiết nhất của quảng cáo Google Search Ads (tên gọi cũ là Google Search Adword), giúp bạn dễ dàng thực hiện theo.


1. Google Search Ads là gì?

Google Search Ads (quảng cáo Google tìm kiếm) là công cụ được cung cấp bởi Google, giúp cho nhà quảng cáo dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình trên hệ thống tìm kiếm có trả phí mà Google mang đến.

Nói một cách dễ hiểu, nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho mỗi kết quả đạt được khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể (tương tác, gọi điện, đăng ký thông tin, mua hàng,…), dựa trên mục tiêu ban đầu mà nhà quảng cáo nhắm đến.

Ngoài ra, Google Search Ads là công cụ kết nối giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp thông qua các mục tiêu chiến dịch mà người quảng cáo nhắm đến.

Kết quả tìm kiếm quảng cáo Google Search Ads được xuất hiện gồm 7 vị trí, trong đó có 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng được nhận biết với chữ Ad hay chữ Quảng cáo phía trước địa chỉ website.


vi-tri-quang-cao-google-tim-kiem

Vị trí quảng cáo Google tìm kiếm.


2. Tầm quan trọng của mạng tìm kiếm Google trong việc ra quyết định quảng cáo Google Search Ads

Sau đây, SEOVietNam sẽ phân tích những giá trị mà mạng tìm kiếm Google (Google Search Network) mang đến cho người dùng. Điều này, có thể giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của chiến dịch quảng cáo Google Search Ads thông qua mạng tìm kiếm Google.

Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng ra quyết định trong việc đầu tư vào chiến lược quảng cáo tìm kiếm một cách đúng đắn thông qua những giá trị sau:

2.1. Mạng tìm kiếm Google cung cấp lượng lớn thông tin cho người dùng

Theo thống kê của Google cung cấp, mỗi ngày có khoảng 3,5 tỷ lượng tìm kiếm được người dùng truy vấn các nội dung về sản phẩm, dịch vụ trên hệ thống Google Search. Lúc này hành vi của người dùng càng trở nên phức tạp, vì họ đang truy vấn rất nhiều thông tin về những kiến thức, tin tức, hay sản phẩm, dịch vụ mà con người cung cấp thông qua mạng internet.

Nhiệm vụ của Google chính là sử dụng công cụ máy học nhằm phân loại, sắp xếp nó theo một trình tự logic, giúp người dùng có thể tìm đúng được những thông tin mà họ cần. Điều này cho thấy, mạng tìm kiếm Google đã trở thành: Nơi cung cấp thông tin một cách tốt nhất cho người dùng. 


google-search-cung-cap-thong-tin

Google Search Network nơi cung cấp thông tin tốt nhất.


2.2. Kết nối đến người dùng thông qua mạng tìm kiếm Google

Để làm được điều này, những keyword (từ khóa) khi người dùng tìm kiếm phải trùng khớp với nội dung mà con người đã cung cấp (thông qua các bài viết hay chiến dịch quảng cáo trên hệ thống Google).

Ví dụ: Lan là một sinh viên đang có nhu cầu mua một chiếc laptop để phục vụ cho việc học tập, nhưng Lan không biết mình mua loại nào sẽ phù hợp. Chúng ta hãy xem hành vi của Lan nhé!Đầu tiên, Lan sử dụng điện thoại truy cập vào Google.com.vn và tìm kiếm từ khóa: “Laptop cho sinh viên”.Lan bỏ qua các kết quả tìm kiếm chứa quảng cáo (có chứa từ Ad hoặc Quảng cáo) và truy cập vào kết quả tự nhiên (SEO tự nhiên – các vị trí không phải quảng cáo) nhưng không thể tìm được sản phẩm như mong muốn.Sau đó, Lan trở lại tìm kiếm và nhìn thấy một website đang quảng cáo với tiêu đề: “Laptop Giá Rẻ Cho Sinh Viên | Mới 99%. Bảo Hành 12 Tháng“.
lan-duyet-qua-ket-qua-tim-kiem-tren-di-dong

Lan nhìn thấy kết quả tìm kiếm trên thiết bị di dộng.

Sau khi duyệt qua sản phẩm laptop dành cho sinh viên, Lan cảm thấy thích thú với thương hiệu của ABC. Nhưng điều mà Lan đang cân nhắc chính là trải nghiệm thực tế của chiếc máy này thông qua các ứng dụng hỗ trợ cho việc học.Lan quyết định đến cửa hàng tại khu vực gần nhất trải nghiệm và mua chiếc laptop mà cô yêu thích. Nhưng giá ở đây lại cao hơn so với website, vì vậy Lan truy cập lại website được quảng cáo mà cô đã xem trước đó và quyết định mua ngay.

Như vậy, với mạng tìm kiếm Google thì Lan đã tìm được sản phẩm tốt nhất cho mình thông qua chiến dịch quảng cáo Google Search Ads mà nhà quảng cáo đã thực hiện. Qua đó, chúng ta có thể thấy được Google Search Ads đã giúp cho khách hàng tìm đến nhà quảng cáo một cách đúng thời điểm, đúng nhu cầu.

Đối với một người kinh doanh trực tuyến thì chiến lược quảng cáo Google Search Ads sẽ giúp cho bạn tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, bạn không mất quá nhiều thời gian để quảng cáo được hiển thị ở những vị trí cao trên Google. Đây chính là ưu điểm nổi bật của quảng cáo Google Search Ads mang lại cho những doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

3. Có nên chọn Google Search Ads hay không?

Để trả lời được câu hỏi “Có nên chọn Google Search Ads hay không?”, thì SEOVietNam sẽ chia sẻ các ưu nhược điểm mà quảng cáo tìm kiếm mang lại.

3.1. Ưu điểm của Google Search Ads

  1. Khả năng lên TOP nhanh chóng: Sau khi tạo chiến dịch quảng cáo tìm kiếm thì website của bạn chỉ mất khoảng 24h để chờ kiểm duyệt của Google. Sau đó, website sẽ được hiển thị nhanh chóng trên kết quả tìm kiếm của Google.

  2. Khả năng triển khai chiến lược: Trong trường hợp bạn kinh doanh về sản phẩm mang tính chất thời vụ hoặc các sản phẩm cần triển khai ngay, thì quảng cáo Google sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng nhờ việc tiếp cận khách hàng mục tiêu đúng thời điểm.

  3. Chỉ trả tiền cho mỗi lượt hành động: Đối với việc quảng cáo tìm kiếm của Google bạn chỉ trả tiền khi khách hàng thực hiện một hành động nào đó như: nhấp vào quảng cáo, gọi điện, điền thông tin liên hệ hay mua hàng,…

  4. Khả năng kiểm soát chi phí: Trong Google Search Ads, bạn có thể đặt ngân sách theo ngày hoặc theo toàn chiến dịch. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu cho việc quảng cáo.

  5. Khả năng tiếp cận khách hàng: Bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua những từ khóa, hành vi hay mục tiêu chiến dịch mà Google mang đến như: tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập, gia tăng bán hàng,…

3.2. Nhược điểm của Google Search Ads

  1. Chi phí cao: Chi phí cho việc quảng cáo Google Search Ads cao hơn so với các hình thức khác như: Facebook Ads, Zalo Ads,…

  2. Tối ưu thường xuyên: Quảng cáo tìm kiếm sẽ luôn luôn biến động tùy thuộc vào thị trường, làm cho giá CPC sẽ tăng hoặc giảm. Nếu trường hợp bạn không có nhiều thời gian trong việc tối ưu, điều này sẽ làm cho quảng cáo của bạn giảm hiệu quả ngay.

  3. Dễ bị triệt hạ bởi đối thủ: Đối với môi trường cạnh tranh không lành mạnh thì điều này sẽ xảy ra thường xuyên. Nếu bạn không sẵn sàng cho các phương án đối phó, những lượt nhấp của đối thủ sẽ khiến cho bạn nhanh chóng hết ngân sách, làm cho quảng cáo bị dừng.

  4. Quảng cáo sẽ ngưng khi hết tiền: Với hình thức SEO tự nhiên, website vẫn duy trì được thứ hạng trên kết quả tìm kiếm của Google khi bạn dừng làm SEO. Nhưng đối với quảng cáo, khi tài khoản hết tiền thì webite sẽ không được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Tóm lại, Google Search Ads sẽ giúp cho quảng cáo của bạn tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về chi phí, mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, để khắc phục được những nhược điểm của Google Ads thì bạn nên kết hợp song song với việc làm SEO, nhằm xây dựng thương hiệu, sản phẩm theo mục tiêu phát triển kinh doanh dài hạn.

Tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến cách thức hoạt động và vận hành của Google Search Ads.

4. Google Search Ads hoạt động như thế nào?

Có khá nhiều câu hỏi được đặt ra sau khi đã tạo thành công chiến dịch quảng cáo tìm kiếm như:

Bạn A: Làm sao để chúng ta biết được quảng cáo sẽ hoạt động như thế nào?Bạn B: Làm sao để chúng ta biết được quảng cáo sẽ được xếp thứ mấy trong kết quả tìm kiếm?

Đừng quá lo lắng, bởi SEOVietNam sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này thông qua “Phiên đấu giá” trong các chiến dịch Google Ads, cũng như các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phiên đấu giá.

4.1. Phiên đấu giá trong Google Search Ads là gì?

Phiên đấu giá trong quảng cáo Google Search Ads (chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm) được hiểu là: Quảng cáo của bạn phải cạnh tranh thứ tự xuất hiện với các nhà quảng cáo khác trong cùng một từ khoá, tại một vị trí địa lý nhất định.

Thứ tự của quảng cáo xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google được sắp xếp theo Ad Rank (thứ hạng quảng cáo) sau mỗi truy vấn (tìm kiếm thông tin) của người dùng. Để đạt được một Ad Rank cao trong mỗi phiên đấu giá, đòi hỏi quảng cáo của bạn phải đạt được điểm chất lượng cao (điểm chất lượng sẽ được nói đến trong nội dung tiếp theo ở mục 4.2).

Liệu Ad Rank chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào điểm chất lượng hay không?

Câu trả lời là “Không”. Bởi cách tính xếp hạng quảng cáo còn dựa vào giá thầu CPC theo công thức sau đây:

Ad Rank = CPC Bid x Quality Score


adrank

Công thức tính thứ hạng.


Ngoài điểm chất lượng và giá thầu CPC ra, các yếu tố dưới đây cũng sẽ góp phần làm cho thứ hạng quảng cáo của bạn được xếp cao hay thấp:

  1. Ngữ cảnh tìm kiếm: Thời gian, thiết bị, vị trí, thời điểm…

  2. Tiện ích quảng cáo: Các tiện ích đi kèm trong chiến dịch quảng cáo.

4.2. Điểm chất lượng là gì? Các yếu tố quyết định nên điểm chất lượng?

Về cơ bản, điểm chất lượng được xem là thang đo hay cơ sở để so sánh hiệu quả quảng cáo, đặc biệt là xếp hạng quảng cáo trong mỗi phiên đấu giá. Điểm chất lượng được tính từ 1 – 10.

Ngoài ra, điểm chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào 3 yếu tố sau:


cac-yeu-to-anh-huong-den-diem-chat-luong

Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm chất lượng.


  1. Tỷ lệ nhấp CTR dự kiến: Là dự đoán dựa trên số lần nhấp quảng so với tần suất hiển thị.

  2. Trải nghiệm trang đích: Bao gồm trải nghiệm của người dùng, độ thân thiện của nội dung, website đối với người dùng.

  3. Mức độ liên quan quảng cáo: Nội dung trên quảng cáo liên quan đến từ khóa mà khách hàng tìm.

5. Hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo Google Search Ads

5.1. Cấu trúc chiến dịch quảng cáo Google Ads

Trước khi bắt đầu, bạn cần phải hiểu thêm về cấu trúc của một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm gồm những gì.


cau-truc-chien-dich-quang-cao-google-search

Cấu trúc chiến dịch quảng cáo Google Ads.


Ở đây, chúng ta hiểu rằng một chiến dịch quảng cáo Google Search sẽ chứa nhiều nhóm quảng cáo. Trong mỗi nhóm quảng cáo chúng ta nên phân ra gồm 3 – 5 mẫu quảng cáo. Việc lựa chọn từ 3 – 5 mẫu quảng cáo khác nhau sẽ giúp cho chúng ta có được điểm chất lượng tốt hơn trong mỗi phiên đấu giá.

Bây giờ, nếu bạn đã có tài khoản Google MCC hoặc tài khoản Google Ads thì bạn sẽ đăng nhập tại đây. Trong trường hợp bạn là người mới chưa có tài khoản Google MCC thì hãy xem lại bài viết: Google MCC là gì? Cách tạo tài khoản Google MCC chỉ 5 phút?

5.2 Hướng dẫn cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Search Ads

Bước 1. Thiết lập mục tiêu.


muc-tieu-chien-dich-quang-cao

Lựa chọn mục tiêu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.


Tại giao diện quảng cáo, bạn sẽ khởi tạo một chiến dịch mới với một trong các mục tiêu dưới đây:

  1. Doanh số: Thúc đẩy bán hàng trên website.

  2. Khách hàng tiềm năng: Thúc đẩy các hành động tạo chuyển đổi như cuộc gọi, điền thông tin.

  3. Lưu lượng truy cập: Tăng traffic truy cập vào website.

  4. Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm: Khuyến khích người dùng khám phá sản phẩm của bạn.

  5. Phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu: Thúc đẩy việc tiếp cận đến nhiều khách hàng.

  6. Quảng bá ứng dụng: Thúc đẩy việc tải các ứng dụng trên thiết bị di động.

Sau đó bạn phải chọn loại chiến dịch là: Tìm kiếm.


tao-chien-dich-google-search-ads-1

Chọn loại chiến dịch tìm kiếm.


Bước 2. Nhập thông tin cấp chiến dịch.

Ở bước này bạn hãy làm theo hướng dẫn bên dưới và đặc biệt là cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  1. Mạng hiển thị: Không khuyến khích bạn chọn.


tao-chien-dich-google-search-ads-2

Loại bỏ mạng hiển thị tại chiến dịch Google Search Ads.


  1. Vị trí nhắm mục tiêu: Nên sử dụng nhắm mục tiêu và loại trừ theo hướng dẫn như ảnh bên dưới của SEOVietNam.


tao-chien-dich-google-search-ads-chon-vi-tri

Lựa chọn vị trí của chiến dịch Goolge Searh Ads.


  1. Ngôn ngữ: Nên lựa chọn Tiếng Việt và Tiếng Anh.


tao-chien-dich-google-search-ads-lua-chon-ngon-ngu

Lựa chọn ngôn ngữ chiến dịch Goolge Search Ads.


  1. Đặt giá thầu: Lựa chọn chiến lược giá thầu CPC thủ công.

Bạn có thể tham khảo sâu hơn về định nghĩa, cách tính giá CPC cũng như ưu điểm của chiến lược CPC thủ công mang lại cho quảng cáo Google Search Ads thông qua bài viết: PPC, CPC, CPM, CPV, CPA trong quảng cáo Google Ads là gì?


tao-chien-dich-google-search-ads-dat-ngan-sach-va-gia-thau

Đặt ngân sách và chọn chiến lược giá thầu CPC thủ công.


Bước 3: Nhập thông tin cấp nhóm quảng cáo.

Ở đây bạn sẽ chọn loại nhóm quảng cáo là “Chuẩn”. Sau đó bạn lần lượt điền thông tin về: Tên nhóm quảng cáo, Giá thầu mặc định, Từ khóa.

Lưu ý: Nếu bạn chưa biết cách lựa chọn từ khoá thì hãy tham khảo bài viết: Keyword Planner là gì? Cách sử dụng Keyword Planner cơ bản.


nhom-quang-cao

Điền thông tin về nhóm quảng cáo.


Bước 4. Viết mô tả cho mẫu quảng cáo.

Ở đây, bạn nên tuân thủ các quy tắc cơ bản sau để có thể viết mẫu quảng cáo một cách chuyên nghiệp:

  1. URL cuối cùng:  Là trang đích mà bạn muốn khách hàng truy cập khi nhấp vào quảng cáo.

  2. Dòng tiêu đề: Nên viết hoa các chữ cái đầu (tiêu đề 1: nên chứa từ khóa), tiêu đề 3 chỉ hiển thị trên thiết bị mobile. Mỗi tiêu đề sẽ được tự động phân biệt bằng dấu |.

Ví dụ: Đây Là Tiêu Đề 1 | Đây Là Tiêu Đề 2 | Đây Là Tiêu Đề 3.
  1. Đường dẫn: Là URL phụ mà bạn muốn khách hàng nhìn thấy.

Ví dụ: Example.com/duong-dan-1/duong-dan-2.
  1. Nội dung mô tả: Là mẫu quảng cáo mà bạn muốn thể hiện (nội dung mô tả 1: nên chứa từ khóa).


tao-chien-dich-google-search-ads-viet-mau-quang-cao

Viết mẫu quảng cáo cho chiến dịch Google Search Ads.


Sau đó ở bên phải màn hình, chúng ta sẽ được xem trước mẫu quảng cáo hiển thị trên các thiết bị như Mobie, PC hay máy tính bảng.


tao-chien-dich-google-search-ads-viet-mau-quang-cao-xem-truoc

Xem trước mẫu quảng cáo trên thiết bị di động.


6. Kết Luận

Như vậy, SEOVietNam đã giúp cho bạn có thêm rất nhiều kiến thức mới về tạo chiến dịch quảng cáo Google Search Ads. Cụ thể là hiểu được khái niệm, cách hoạt động của quảng cáo tìm kiếm. Thông qua đó, bạn có thể áp dụng để tự tạo một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và đúng ngay từ ban đầu, tránh mất thời gian chỉnh sửa khi tạo sai chiến dịch, làm trì hoãn trong việc triển khai chiến lược kinh doanh của mình.

Hãy cùng SEOVietNam tự học về các kiến thức Google Search Ads cơ bản từ A – Z để phục vụ cho việc kinh doanh của bạn.

SEO VietNam chuyên cung cấp các dịch vụ SEO chất lượng, nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO phù hợp, hãy điền vào thông tin bên dưới nhé!








Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Gửi yêu cầu


Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page