top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Keyword Planner là gì? Cách sử dụng Keyword Planner cơ bản

Nghiên cứu từ khoá là bước quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các dự án Ads, SEO, Content,… của doanh nghiệp. Google Keyword Planner là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu từ khoá, nhằm có thể phân tích mức độ cạnh tranh của thị trường, cũng như vị trí địa lý.  Từ đó, bạn có thể dễ dàng ra quyết định trong việc đầu tư và phát triển dự án kinh doanh của mình một cách đúng đắn.


1. Công cụ Keyword Planner là gì?


google-keywords-planner

Google Keyword Planner là gì?.


Keyword Planner là công cụ lập kế hoạch từ khoá được Google phát triển miễn phí. Giúp cho nhà quảng cáo Google Ads hoặc các chuyên gia trong việc nghiên cứu, phân tích từ khoá. Cụ thể Keyword Planner dùng để nghiên cứu và phân tích về lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh của mỗi từ khoá một cách tốt nhất.

Ngoài ra, Keyword Planner còn giúp cho nhà quảng cáo có thể chọn giá thầu, ước tính được ngân sách cho chiến dịch quảng cáo Google Search Ads của mình.

2. Lợi ích của công cụ Keyword Planner là gì?

  1. Nghiên cứu từ khoá: Việc nghiên cứu và phân tích từ khoá sẽ giúp cho nhà quảng cáo có thể hiểu được hành vi tìm kiếm của khách hàng.  Đồng thời thông qua Keyword Planner, nhà quảng cáo sẽ biết được mức độ canh tranh của thị trường.

  2. Dự báo cho tương lai: Dựa vào tính năng thông tin, số liệu mà Keyword Planner ghi nhận, nó sẽ dự báo các chỉ số như: Click, Impression, CPA, Conversion,…trong tháng tiếp theo.

  3. Gợi ý từ khoá: Đây là một trong những tính năng “tuyệt vời” nhất của Keyword Planner mang lại. Nó giúp cho bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian lựa chọn được những từ khoá có nghĩa tương tự. 


cac-gia-tri-google-keyword-planner-la-gi

Các lợi ích của Keyword Planner mang lại.


Ngoài ra, các chuyên gia về Content hay SEO cũng đánh giá Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu từ khoá rất quan trọng. Nó giúp họ có thể áp dụng để phát triển cho những dự án của mình một cách tốt nhất.

Như vậy, công cụ Keyword Planner không chỉ quan trọng đối với nhà quảng cáo Google Ads mà còn mang đến nhiều lợi ích cho những chuyên gia từ các công ty Dịch vụ SEO uy tín, Content hay một số lĩnh vực khác. Nếu bạn áp dụng tốt công cụ Keyword Planner để nghiên cứu hay phân tích về từ khoá, SEOVietNam tin rằng nó sẽ mang lại hiệu quả cho việc gia tăng doanh số trong kinh doanh. 

Trước khi chúng ta áp dụng công cụ nghiên cứu từ khoá Keyword Planner cho chiến dịch quảng cáo tìm kiếm của mình, thì SEOVietNam xin được giới thiệu đến bạn định nghĩa về các loại đối sánh từ khoá để các bạn có thể áp dụng ngay.

3. Đối sánh từ khoá là gì? Có bao nhiêu loại đối sánh từ khoá?

Đối sánh từ khoá là các dạng từ khoá giúp cho nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng thông qua việc kiểm soát khả năng hiển thị quảng cáo đến kết quả tìm kiếm của khách hàng. Nói đến đây thì rất nhiều bạn vẫn chưa hiểu hết được vấn đề, nhưng đừng lo lắng SEOVietNam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua ví dụ về các loại đối sánh dưới đây.

3.1. Đối sánh rộng

Đối sánh rộng được xem là đối sánh mặc định khi bạn sử dụng cho việc chạy quảng cáo từ khoá. Để hiểu rõ hơn về đối sánh rộng thì bạn hãy xem qua ví dụ của SEOVietNam dưới đây:

Ví dụ: bạn sử dụng từ khóa xe đạp trong chiến dịch quảng cáo. Khi một khách hàng tìm kiếm từ khoá như: xe đạp điện hay từ khoá bàn đạp ô tô thì quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị đến khách hàng này.

Nói đến đây thì sẽ có rất nhiều bạn sẽ ngạc nhiên vì nó không phải đúng nhu cầu sản phẩm mà bạn đang bán là xe đạp, vậy tại sao quảng cáo của bạn cũng xuất hiện với từ khoá bàn đạp ô tô?

Đơn giản, thì khi bạn chọn đối sánh rộng cho từ khoá: xe đạp thì chỉ cần trong cụm từ tìm kiếm của khách hàng có chứa từ: xe hay chứa từ đạp thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện.

3.2. Đối sánh chỉnh sửa rộng

Đối sánh chỉnh sửa rộng (còn được gọi là: đối sánh sửa đổi rộng) là phiên bản được xem là “nâng cấp” hơn so với đối sánh rộng, vì nó sẽ giúp bạn thu hẹp đối tượng.

Cụ thể khi bạn thêm dấu +cộng vào trước mỗi từ khoá thì nó đã trở thành đối sánh chỉnh sửa rộng.

Ví dụ: bạn lựa chọn từ khoá +xe +đạp lúc này khi khách hàng tìm kiếm từ khoá: xe đạp trẻ em hay từ khoá: xe trẻ em có bàn đạp thì quảng cáo của bạn sẽ được xuất hiện.

Lý giải cho việc này là khi cụm từ tìm kiếm của khách hàng có chứa cả 2 từ “xe” và “đạp”, thì quảng cáo của bạn sẽ được xuất hiện, không phân biệt từ này đứng ở đâu trong cụm từ, miễn là có chứa đồng thời 2 từ khoá “xe” và “đạp”.

3.3. Đối sánh cụm từ

Đối sánh cụm từ sẽ giúp bạn thu hẹp đối tượng hơn rất nhiều so với đối sánh chỉnh sửa rộng.

Cụ thể là khi bạn thêm “dấu ngoặc kép” ở đầu và cuối từ khoá thì lúc này nó sẽ trở thành đối sánh cụm từ.

Điểm đặc biệt của đối sánh cụm từ là nó chỉ hiển thị khi trong cụm từ tìm kiếm của khách hàng.

Ví dụ: Khi bạn lựa chọn quảng cáo của mình cho từ khoá “xe đạp trẻ em” lúc này quảng cáo của bạn sẽ hiển thị cho những người tìm kiếm có kết quả như: giá xe đạp trẻ em hay xe đạp trẻ em giá rẻ, mà không cần biết phía trước hay phía sau của cụm từ tìm kiếm là từ gì.

3.4. Đối sánh chính xác

Đối sánh chính xác được xem là đối sánh thu hẹp nhất trong các loại trên.

Khi bạn thêm [dấu ngoặc vuông] ở đầu và cuối từ khoá thì nó sẽ trở thành đối sánh chính xác.

Điều kiện để quảng cáo xuất hiện khi bạn chọn đối sánh này là:

Ví dụ: khi quảng cáo của bạn đến từ khoá: xe đạp trẻ em giá rẻ lúc này quảng cáo của bạn chỉ hiển thị đối với người dùng tìm kiếm chính xác từ khoá: xe đạp trẻ em giá rẻ nếu khách hàng tìm từ xe đạp trẻ em giá rẻ hcm thì quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị.

Để tóm tắt lại về 4 loại đối sánh trên chúng ta hãy xem qua bảng so sánh dưới đây:


doi-sanh-tu-khoa

Đối sánh từ khóa.


Với nội dung đã nói ở trên, bạn đã hiểu được khái niệm cơ bản về Keyword Planner cũng như các loại đối sánh từ khoá. Bây giờ, chúng ta hãy tiến hành đăng nhập vào Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá.

>> Chú ý các lỗi về “ăn thịt từ khóa” Keyword Cannibalization để tránh ảnh hưởng đến thứ hạng website!

4. Hướng dẫn cách đăng nhập vào Google Keyword Planner

Nếu bạn là một người mới bắt đầu và chưa có cho mình tài khoản quảng cáo Google Ads thì có thể xem bài cách tạo tài khoản tại đây.

Trường hợp bạn đã có tài khoản quảng cáo Google Ads thì chúng ta sẽ truy cập vào đường dẫn tại đây.

Tại giao diện Google Ads bạn sẽ chọn biểu tượng 


cong-cu-lap-ke-hoach-tu-khoa-tai-giao-dien-keyword-planner

Lựa chọn công cụ lập kế hoạch từ khoá.


5. Hướng dẫn cách sử dụng công cụ Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá

Bước 1. Nhập từ khoá vào thanh tìm kiếm Keyword Planner

Tại đây, bạn nhập từ khoá tìm kiếm vào thanh công cụ tìm kiếm của Keyword Planner. Số lượng từ khoá tối đa là 10 từ, nên bạn hãy nhập các từ khoá càng cụ thể, sát với sản phẩm càng tốt.

Lưu ý: bạn nên chọn ngôn ngữ tiếng Việt và vị trí ( tối đa được chọn 10 vị trí) sẽ phụ thuộc vào ngân sách và kế hoạch chiến lược của bạn. Mỗi khu vực vị trí thì giá CPC, lượng tìm kiếm sẽ khác nhau.


chon-tu-khoat-tren-thanh-cong-cu-keyword-planner

Nhập từ khoá trên thanh tìm kiếm Keyword Planner.


Bước 2. Kết quả tìm kiếm từ khoá từ Keyword Planner

Keyword Planner sẽ cho ra các kết quả sau khi chúng ta tìm kiếm của 12 tháng vừa qua, đồng thời cũng xuất hiện những từ khoá gợi ý giúp bạn có thể bổ sung vào thanh công cụ tìm kiếm của Google Keyword Planner.

Ngoài ra, Keyword Planner còn thể hiện cho bạn được những thông tin quan trọng như: Từ khoá (theo mức độ liên quan), số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng, mức độ canh tranh của từ khoá (cho việc quảng cáo), đặc biệt là giá thầu CPC ở đầu trang.


ket-qua-tim-kiem-tren-keyword-planner-1

Kết quả tìm kiếm trên công cụ Keyword Planner.


Bước 3. Lựa chọn và phân tích từ khoá tại kết quả của Keyword Planner

Trong trường hợp bạn đã bổ sung đầy đủ các từ khoá liên quan được Google gợi ý, bước tiếp theo là chúng ta sẽ lựa chọn (tích chọn) những từ khoá được xem là đúng với sản phầm mình đang kinh doanh.

Ở đây, SEOVietNam ví dụ bạn đang kinh doanh về: xe đạp 3 bánh cho trẻ em.

Bạn sẽ lựa chọn (tích chọn) vào tất cả những từ khoá nào có liên quan đúng với sản phẩm: xe đạp trẻ em 3 bánh và sau đó chọn “Thêm từ khoá”.

Lưu ý: bạn có thể đặt tên nhóm quảng cáo để sau này có thể dễ dàng tìm lại.

Sau đó bạn sẽ tiến hành đến giao diện “Tổng quan kế hoạch từ khoá” để dễ dàng nghiên cứu và phân tích từ khoá.


lua-chon-tu-khoa-keyword-planner

Lựa chọn các từ khoá sau khi có kết quả tìm kiếm.


Bước 4. Xem các chỉ số được Keyword Planner phân tích và dự đoán

Dựa vào bộ từ khóa mà bạn đã chọn, công cụ Keyword Planner sẽ đưa ra cho bạn về dự đoán kế hoạch trong 1 tháng tiếp theo.


gia-su-muc-ngan-sach-du-kien-tai-keyword-planner

Mức ngân sách dự kiến tại giao diện Keyword Planner.


Bạn có thể nhìn thấy, với mức chi phí chúng ta bỏ ta là 3.500.000đ trong 1 tháng (ngân sách ngày: 130.000đ) cho những từ khóa bạn vừa chọn để phân tích, bạn sẽ đạt được các chỉ số dự kiến như:

  1. 720 lượt nhấp chuột.

  2. Tỷ lệ nhấp CTR khoảng 5,7%.

  3. CPC trung bình cho mỗi nhấp chuột khoảng 4.800đ.

  4. Vị trí trung bình là 1.

Ngoài chỉ số về lượt nhấp, bạn có thể thay bằng chỉ số về chuyển đổi.

Đồng thời Keyword Planner còn cung cấp cho bạn thông tin dự đoán về các chỉ số như: lượt nhấp, hiển thị, chi phí, CTR trong vòng 12 tháng tiếp theo, hay chỉ số cụ thể của từng từ khóa trong 1 tháng tiếp theo.


du-doan-cac-chi-so-trong-vong-12-thang-tiep-theo-tai-keyword-planner

Dự đoán các chỉ số trong vòng 12 tháng tiếp theo.


Điều đặc biệt mà Keyword Planner mang đến nữa đó chính là phân tích về các chỉ số của từ khóa thông qua mức độ cạnh tranh của từng khu vực tỉnh thành, hay thiết bị mà người dùng truy cập vào các quảng cáo có chứa từ khóa mà bạn đã chọn. Ở đây, SEOVietNam sẽ lựa chọn chỉ số nhấp chuột để so sánh.


so-sanh-hieu-suat-cac-khu-vuc-trong-vong-12-thang-tiep-theo-tai-keyword-planner

So sánh hiệu suất tại các khu vực địa lý khác nhau.


Qua số liệu thống kê, bạn có thể nhìn thấy khu vực Hồ Chí Minh dẫn đầu về tỷ lệ nhấp chiếm 37%, Hà Nội chiếm 26% và các khu vực khác chiếm 28%. Thiết bị người dùng sử dụng để tìm kiếm tập trung chủ yếu ở điện thoại di động.

Bước 5. Đưa ra kết luận và quyết định

Thông qua phân tích và dự đoán trên, bạn có thể kết luận được rằng nếu chúng ta bỏ ra mức chi phí là 3.500.000đ/tháng để chi cho việc quảng cáo gồm các từ khóa đã chọn trước, với khu vực Việt Nam thì chúng ta sẽ đạt được:

  1. Lượt nhấp: 720 lượt.

  2. CPC trung bình: 4.800đ.

  3. CTR dự kiến: 5.7%.

  4. Vị trí trung bình quảng cáo: 1.

  5. Từ khóa đạt hiệu quả tốt về lượng nhấp: xe đạp 3 bánh cho bé.

  6. Tháng trong năm có nhu cầu cao: từ tháng 1 – tháng 5.

  7. Khu vực có hiệu quả tốt: Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Vậy nếu như bạn là một nhà đầu tư với chi phí không cao, SEOVietNam khuyên bạn chỉ nên lựa chọn khu vực có nhu cầu tốt nhất và cũng đang nằm trong kế hoạch kinh doanh của bạn.

6. Hướng dẫn cách lựa chọn từ khóa và nhóm từ khóa

Để có thể lựa chọn từ khóa một cách đúng đắn, SEOVietNam sẽ hướng dẫn bạn chọn từ khóa theo phương pháp sau đây:

Nếu chúng ta có thể áp dụng được sale funnel (phễu bán hàng) vào việc lựa chọn từ khóa mục tiêu thì điều này sẽ giúp cho quảng cáo của bạn đạt hiệu suất tốt nhất.


pheu-ban-hang-la-gi

Phểu bán hàng Sale funnel.


6.1. Cách lựa chọn từ khóa từ Keyword Planner

Những sai lầm mà nhà quảng cáo “non trẻ” thường gặp phải đó chính là lựa chọn những từ khóa với lượng tìm kiếm “cực lớn”, tất nhiên điều này không hoàn toàn sai và nó chỉ sai khi bạn không phải là nhà đầu tư lớn.

Khi bạn quyết định lựa chọn từ khóa “Awareness” tức là bạn đang nhắm đến những khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu nhưng chưa đưa ra quyết định mua hàng.

Trường hợp này, nếu bạn không đủ ngân sách và chiến lược thì việc mất trắng chi phí là có thể xảy ra.

Như vậy, làm sao chúng ta có thể biết cách lựa chọn những từ khóa tốt nhất? Lời khuyên mà SEOVietNam dành cho bạn là: nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thì hãy nên tập trung vào những từ khóa mang tính chất “Action” hay “Decision”.

Nên ra quyết định lựa chọn từ khoá nào? cách chúng ta sẽ chọn sẽ chọn từ khoá như sau:

  1. Từ khóa mang tính chất cân nhắc: giá điện thoại acb, báo giá điện thoại acb , xem giá điện thoại acb,…

  2. Từ khóa khu vực: cửa hàng abc gần đây, cửa hàng abc gần nhất, cửa hàng abc tại hcm,…

  3. Từ khóa bao gồm các đặc điểm khác: điện thoại abc giá rẻ, điện thoại abc cao cấp, điện thoại abc chống nước, điện thoại abc 128G,…

  4. Từ khóa đi kèm thương hiệu hay mẫu mã: điện thoại Samsung Galaxy J7 Pro, Iphone 7 Plus Grey,…

Việc lựa chọn những từ khóa dài, từ khóa có mục tiêu hay mục đích cụ thể sẽ giúp bạn loại bớt những khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu. Đồng thời, chuyển từ khách hàng đang cân nhắc trở thành khách hàng có khả năng tạo ra chuyển đổi, hay hành động mua hàng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho việc kinh doanh.

6.2. Cách nhóm từ khóa từ Keyword Planner

Để hỗ trợ cho việc tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hoặc trong các việc phân tích hay nghiên cứu từ khóa sau khi có kết quả từ công cụ Keyword Planner, cách chúng ta nhóm từ khóa lại như sau:


quyet-dinh-lua-chon-tu-khoa-nao

Quyết định lựa chọn các từ khóa nào?


Ở đây, về cơ bản SEOVietNam sẽ phân loại nhóm từ khóa theo loại xe 2 bánh và xe 3 bánh, các độ tuổi dành cho xe hay nhóm chỉ cửa hàng xe. Ngoài ra, bạn có thể phân loại càng chi tiết, càng cụ thể thì điều này sẽ giúp cho quảng cáo Google Ads của bạn có thể đạt được hiệu quả tốt hơn.

7. Kết luận

Như vậy, hôm nay SEOVietNam đã chia sẻ cho bạn hiểu hơn về công cụ lập kế hoạch từ khóa Keyword Planner cũng như các tính năng vượt trội mà công cụ này mang đến cho chúng ta.

Đồng thời kết hợp với Keyword Planner là các khái niệm về đối sánh từ khóa cũng như cách chọn từ khóa và nhóm từ khóa cơ bản để phục vụ cho việc chạy quảng cáo Google Ads một cách tốt hơn.

Hãy theo dõi SEOVietNam để chúng ta có thể chia sẻ các kiến thức mới, những kiến thức hay có thể áp dụng cho việc kinh doanh hiệu quả của bạn nhé.

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page