top of page

Làm thế nào để một SEOer làm guideline content đạt chuẩn?

Là một SEOer, bạn chắc chắn đã gặp trường hợp không biết làm sao để cân bằng giữa bài viết chuẩn SEO mà vẫn đảm bảo được giọng văn, hàm ý và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

“Làm sao để tìm được copywriter tốt?”

“Các copywriter của tôi không đáp ứng được các chuẩn SEO”

“Thật mệt mỏi khi phải training đi lại những kiến thức về bài chuẩn SEO cho các copywriter”

copywriter

Đừng quá lo lắng, bí quyết nằm ở việc Standard Operating Procedure (SOP) – Quy trình hoạt động tiêu chuẩn. Tức là hãy đề xuất một guideline content hiệu quả, chi tiết và truyền cảm hứng, việc này sẽ giúp các copywriter nắm bắt mindset của bạn và thực hiện một bài viết mang quy chuẩn và đồng nhất hơn.

Vì sao một SEOer cần phải sử dụng guideline/ SOP?

Chà, đây là một vấn đề khá nan giải. Bởi lẽ, hầu hết các quá trình làm việc của một SEOer khi tìm copywriter đều là như thế này.

  1. Đăng tin tìm copywriter

  2. Gởi cho họ đề tài, từ khoá, số lượng chữ và thời gian viết

  3. Để họ tự làm việc của họ

  4. Cuối cùng là nhận bài về và chỉnh sửa gần hết lại toàn bài.

Và rồi sau đó câu chuyện đầu cửa miệng của các SEOer đó là “tôi không thể nào tìm được một copywriter đúng ý cả!” Thật xin lỗi, nhưng những vấn đề này không xuất phát từ người viết, mà hoàn toàn xuất phát từ bạn-một SEOer.

SOP

Vì thế! Hãy hệ thống, kế hoạch và súc tích nhất có thể những gì bạn đang cần từ các copywriter. Bởi họ không nhất thiết phải biết toàn bộ mọi thứ về brand hay dự án bạn đang làm. Việc sử dụng guideline cũng là một cách giúp bạn dễ dàng trình bày, bao gồm cả với cấp trên, khách hàng, và những đối tác, copywriter bạn đang hợp tác.

Nếu bạn vẫn còn đang vật lộn với suy nghĩ phải training các copywriter về SEO, tốn hằng hà thời gian để edit lại bài của họ, thì SOP chính là giải pháp cho bạn.

Vậy trong một guideline chuẩn cần có gì?

Nhiều thống kê cho thấy rằng, hầu hết các SEOer đều có một điểm mù cơ bản. Bởi tính chất công việc là thống kê, theo dõi và lập kế hoạch nên việc tiếp cận khách hàng từ góc nhìn thị trường thực tế của họ bị khuyết. Dẫn đến việc hiểu chưa đủ về khách hàng của mình,  viết content để sell như thế nào.

Chúng ta đều biết rằng, viết tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) chỉ là một phần của phương trình. Phần còn lại chính nhờ sự uyển chuyển, sáng tạo của ngòi bút để tạo nên sức hút, kích thích khách mua hàng/ sử dụng dịch vụ.

Chính vì thế, hãy đưa nguyên tắc mang tính mở và đừng giới hạn!

copywriting-la-gi
  1. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của brand là gì?

  2. Từ ngữ: Từ khoá liên kết, văn phong, kiến thức nào cần thiết để liên kết với brand này?

  3. Mục đích: Mục đích của content là gì?

  4. Khách hàng: Đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới là ai?

  5. Nhu cầu: Vấn đề/ nhu cầu nào mà khách hàng đang cần?

  6. Giải pháp: Giải pháp mà bạn đưa ra có đáp ứng được hay chưa?

  7. Phong cách: Brand của bạn đang mang phong cách như thế nào?

  8. Tổ chức: Brand được tổ chức truyền thông như thế nào? Thông tin này có cần thiết cho content hay không?

  9. Nền tảng: Nhóm thông tin ban đầu để phát triển content cho brand như thế nào?

  10. Thông điệp: Có thông điệp nào cần được truyền tới khách hàng thông qua content hay không?

Khi trả lời hết được những câu hỏi này, bạn sẽ dễ dàng truyền được mindset  của mình tới các copywriter. Một copywriter chuyên nghiệp sẽ đảm bảo tất cả những thông điệp của bạn được truyền vào bài viết. Và nếu họ không làm được điều đó, thì đây mới là lúc bạn sẽ than thở “tôi không thể tìm được một copywriter”

Mẫu guideline phổ biến mà bạn có thể tham khảo

seo-copywriting
  1. Tiêu đề: Định dạng cho trang / tiêu đề bài đăng.

  2. Thông tin chung: Định dạng và thời lượng cho thẻ tiêu đề và mô tả meta.

  3. Từ ngữ: Số lượng từ.

  4. Từ khóa: số lượng từ khóa trên mỗi trang.

  5. Triển khai từ khóa: Vị trí và cách sử dụng từ khóa.

  6. Liên kết nội bộ: Có bao nhiêu liên kết nội bộ để sử dụng trên mỗi trang.

  7. Liên kết bên ngoài: Có bao nhiêu liên kết bên ngoài để sử dụng (nếu có).

  8. Tiêu đề: Số lượng và định dạng của thẻ H2 và H3.

  9. Độ dài: Số câu trên mỗi đoạn (ví dụ: để tối ưu hóa cho thiết bị di động).

  10. Call to action (CTA): Tạm gọi là giọng văn mang tính kêu gọi, kích thích người đọc tìm hiểu. Có bao nhiêu CTA và ở đâu.

  11. Khác: Định dạng cho các đoạn mã nổi bật, liên kết anchor, dấu đầu dòng, v.v.

Những gì trong SOP của bạn sẽ phụ thuộc vào mục đích của bài viết hoặc trang, cấu trúc của trang web và chiến lược SEO của bạn.  Nhưng hãy cố gắng ngắn gọn nhất có thể và để thật nhiều không gian cho các copywriter sáng tạo các SEOer nhé!

(Nguồn: marketingland.com)

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page