top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

5 lỗi SEO on- page cơ bản mà bạn cần sửa sai ngay

Rất nhiều bài viết hướng dẫn bạn cách làm A, cách làm B để SEO lên top. Nhưng có một điều chúng ta dễ lơ là đó là cập nhật lại thông tin để review công việc. Tìm và củng cố những lỗ hổng giúp bức tường website của chúng ta vững chãi hơn.



1. Sử dụng nofollow cho những URL của website Một số SEOer sẽ thiết lập thẻ nofollow cho những URL của website để công cụ tìm kiếm không index chúng. Nguyên nhân có thể họ muốn tránh nội dung trùng lặp, che đi kết quả tìm kiếm nội bộ, giấu những trang có nội dung kém chất lượng.


Tôi từng gặp một website Joomla, các bài viết trên đó thường bị nhân đôi lên. Nguyên nhân là do website được thiết kế không hợp lý. Do đó một bài viết muốn xuất hiện ở hai nơi trên website, trên menu và trong danh mục, thì phải tạo 2 bài để thêm vào 2 chỗ này. Đúng là ngộ. Việc thiết lập thẻ nofollow không ngăn chặn được Google index những URL này, mà còn ảnh hưởng đến PageRank của website. Thay vào đó, bạn nên sử dụng thẻ noindex, follow. 2. Cấu trúc nội bộ kém Chúng ta nghe nhiều đến xây dựng link nội bộ, tuy nhiên có những lỗi ngớ ngẩn có thể xảy ra mà nếu không để ý có thể bỏ qua. Ví dụ 1: Bạn có một website bán phở ăn liền. Web có một chuyên mục là blog, và trong blog có 2 chuyên mục con là:

  • cách ăn phở

  • hội yêu phở


Người đọc vào xem một bài viết trong chuyên mục “Cách ăn phở”, bên dưới bài viết là những bài viết liên quan được đề xuất.

Tương tự khi vào xem một bài viết trong chuyên mục “Hội yêu phở”, bên dưới cũng là những bài viết liên quan.

Tuy nhiên, trớ trêu là bài viết liên quan trong cả 2 chuyên mục trên đều giống nhau, đó là 3 bài viết mới nhất của blog. Nguyên nhân là do người thiết kế website không để ý tới và bạn cũng quên kiểm tra. Như vậy link nội bộ trong trường hợp này kém đa dạng. Bài viết nào cũng có 3 bài viết liên quan như vậy. Bên cạnh đó, dù người đọc các bài khác nhau nhưng đề xuất bài viết liên quan lại giống nhau, như vậy là hướng người dùng kém. Thông thường trong trường hợp website của bạn có nhiều mục nội dung, thì việc đề xuất bài viết liên quan càng chi tiết, càng sát với chủ đề càng tốt. Tôi từng vào một trang web đọc tin tức về sức khoẻ. Bên dưới bài viết về lợi ích của trái chanh, là những bài viết khác cũng liên quan tới loại trái này. Dù trái chanh chỉ là một phần rất nhỏ trong mảng sức khoẻ, nhưng người quản trị web đã công phụ chọn lựa bài viết liên quan. Ví dụ 2: Một chuyện tưởng sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng lại có thật. Một trang trên website giới thiệu sản phẩm cửa sổ sắt, tuy nhiên bên dưới sản phẩm liên quan lại là danh sách cửa cuốn. Những trường hợp đề xuất bài viết không hề liên quan vẫn có thể xảy ra. Vì vậy hãy xây dựng link nội bộ của bạn một cách khoa học và logic hơn. Nếu phát hiện ra những lỗi này, bạn nên nhanh chóng khắc phục vì đi link nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng của SEO onpage. 3. Sử dụng nhiều dạng nội dung mà Google không thể index được. Như bạn biết loại nội dung mà Google index tốt nhất chính là text, vì thế những nội dung như hình ảnh, flash, video sẽ rất khó để Google hiểu nó đang nói cái gì.

Hãy sử dụng vừa phải, kèm theo đó là bổ sung diễn giải thêm bằng text, để Google và cả người xem bài viết đều cảm thấy happy. 4. Sitemap không được cập nhật Đa phần nhiều người chỉ cập nhật, tối ưu file sitemap của mình trong thời gian thực hiện Onpage lúc đầu, nhưng sau đó hầu như bỏ quên nó khi bước vào giai đoạn làm SEO offpage và viết nội dung.

Tuỳ vào website được thiết kế như thế nào mà một số file sitemap sẽ được tự động cập nhật hoặc không. Do đó bạn cần xem file sitemap của mình, nếu nó không tự động, hãy lên lịch cập nhật mỗi khi có nội dung mới trên website nhé. 5. Bôi đậm cho từ khoá Trong khi nhiều người khuyên bạn rằng hãy bôi đậm các từ khoá sẽ giúp cho nội dung dễ lên top thì một số chuyên gia đã chạy thử nghiệm và cho thấy kết quả hoàn toàn ngược lại. SEOPressor đã chạy thử nghiệm để xem việc thêm các từ đậm hoặc mạnh vào từ khoá của họ sẽ ảnh hưởng thế nào đến thứ hạng. Kết quả thật bất ngờ, thứ hạng đang ở vị trí 64, rớt xuống 84. Mặc dù họ đã thận trọng thử nghiệm trên một trang có thứ hạng không cao, nhưng kết quả lại khá rõ ràng, và hiệu ứng chỉ biến mất khi bỏ bôi đậm. Rõ ràng, đây cũng là một lỗi SEO onpage bạn cần lưu ý. XEM NGAY LỜI GIẢI: Có nên in đậm từ khoá trong nội dung bài viết? Tham khảo thêm Cách tối ưu SEO onpage cho bài viết Chỉ số Readability của SEO Yoast là gì? Trang Lê Tham khảo thông tin: searchengineland.com


Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page