top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Tại sao lượng truy cập website lại giảm?

Không phải lúc nào mọi chuyện cũng xuôi chèo mát mái, trong những lúc không mong muốn nhất lượng truy cập lại giảm. Điều chúng ta cần làm là tìm cho được nguyên nhân và khắc phục càng sớm càng tốt. Như vậy sẽ không để lại nhiều hậu quả và ảnh hưởng đến tình hình bán hàng trực tuyến của bạn.


Những nguyên nhân thường gặp khiến cho lượng truy cập website bị giảm.

Trước hết hãy mở chương trình theo dõi lượng truy cập của bạn. Thông dụng nhất là Google Analytics và truy ngược lại thời điểm lượng truy cập bị giảm.

Đầu tiên phải đảm bảo hosting của bạn hoạt động trơn tru, bình thường. Sau đó hãy kiểm tra, bạn có rơi vào những trường hợp sau không nhé!

1. Xu hướng tìm kiếm của người dùng thay đổi

Không có gì là mãi mãi và cố định cả. Theo thời gian người dùng sẽ có xu hướng thay đổi từ khoá tìm kiếm. Đó là khi các dòng sản phẩm mới ra đời, những nghiên cứu mới được công bố, những luật mới được thi hành.

Chuyện này có thể thấy thông qua việc thứ hạng từ khoá của bạn vẫn ổn định, nhưng lượng truy cập website có xu hướng giảm dần.


Xu hướng tìm kiếm người dùng thay đổi

Tuy nhiên không loại trừ trường hợp tỉ lệ CTR của bạn bị giảm, do từ khoá đó có nhiều người chạy Google Adwords, hoặc thẻ title và description của đối thủ độc lạ hơn bạn, nên hút lượng click hơn.

Do đó bạn cần khoanh vùng một vài trường hợp và kiểm tra thêm trước khi xác định nguyên nhân

#Xu hướng tìm kiếm của người dùng

Bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng “search volume data and trends” của Google Adwords: https://ads.google.com/aw/keywordplanner/home

Bước 1: Chọn “Nhận thông tin dự đoán và tìm kiếm”

Bước 2: Nhập từ khoá bạn muốn kiểm tra.

Bước 3: Chọn “Chỉ số lịch sử”.


Nếu lượng search volume giảm, bạn nên nghĩ đến phương án bổ sung thêm từ khoá để SEO.

#CTR (click through rate) giảm

Để xác định nguyên nhân có phải do CTR, bạn vào Google Search Console => chọn Performance => check chọn hiển thị lượng Impression (hiển thị) và CTR.


Xem CTR trên website

Như bạn thấy trong hình trên, lượng impression (hiển thị) tăng, nhưng lượng CTR (tỉ lệ click) giảm. Như vậy bạn cần tối ưu lại các thẻ title, description. Hoặc mở rộng số lượng từ khoá SEO, để tránh những từ khoá có độ cạnh tranh quá cao, nhiều website chạy Adwords.

2. Thứ hạng từ khoá bị rớt

Bạn có thể kiểm tra nhanh bằng công cụ Search Analytics của Google Webmaster tools. Bạn vào xem thứ hạng trung bình.



Sau đó bạn cần kiểm tra chính xác từ khoá nào bị rớt, trên di động hay máy tính bàn? Sau khi khoanh vùng, bạn dễ dàng rà soát lại các công việc SEO bạn đã thực hiện.

Ví dụ như trường hợp 2 website thử nghiệm in đậm từ khoá trong landing page và thứ hạng từ khoá lập tức nhảy lầu. Bạn có thể xem cụ thể tại đây

3. Google cập nhật thuật toán

Các đợt cập nhật thuật toán của Google thường kéo theo sự rớt hoặc thăng thứ hạng từ khoá. Một số đợt cập nhật được Google công bố, một số thì không. Do đó bạn cần chú ý khi nhiều từ khoá cùng rớt hạng.

4. Website bị hack

Google sẽ gửi thông báo tới tài khoản của bạn trong Google webmaster tool nếu phát hiện website của bạn có dấu hiệu bị hack, và không an toàn với người dùng.

Nguyên nhân tại sao website bị hack làm lượng truy cập bị giảm là do Google sẽ hiển thị một thông báo là “website này có thể đã bị hack” trên kết quả tìm kiếm của mình.

5. Bị người khác chơi xấu

#Cấu hình Google webmaster tool

Một số thao tác trên Google webmaster tool cần được kiểm soát để tránh xảy ra sơ suất, hoặc cẩn thận với những người cố tình phá hoại.

  • Disavow một lượng lớn link

  • Cấu hình không đúng Country Target.

Kiểm tra danh sách email của những người được share thông tin Google webmaster tool, và thông báo với chủ website khi có những email lạ.

#Không đổi mật khẩu website, hosting

Tài khoản website, hosting có thể được sở hữu bởi nhiều bên như đơn vị thiết kế website, đơn vị làm SEO website trước đó, anh trai chủ website, nhân viên của chủ website…

Khi có sự mâu thuẫn về công việc, những người này có thể thực hiện một số thay đổi gây ảnh hưởng đến website như chèn link ẩn, tắt index…

Do đó hãy thoả thuận với người chủ website để số người quản lý các tài khoản này được giới hạn lại và luôn trong tầm kiểm soát.

Đồng thời khi bạn đã hoàn thành giai đoạn tối ưu website, hãy bàn giao lại tài khoản cho chủ website, nhằm tránh các trường hợp đùn đẩy trách nhiệm khi sự cố xảy ra.

Trang Lê

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page