Growth Hacking là gì? Đột phá tăng trưởng start-up nhờ Growth Hacking

Tác giả: | Chuyên mục: Blog | Đăng ngày: 22/07/2021


Growth Hacking là thuật ngữ rất phổ biến trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là tại các doanh nghiệp startup. Tuy nhiên không có quá nhiều tài liệu hay bài viết về Growth Hacking dẫn đến những trở ngại hoặc lầm tưởng về thuật ngữ này. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Growth Hacking và cách mà nó mang đến sự đột phá tăng trưởng cho các doanh nghiệp đặc biệt là các startup. Cùng đón xem!!!

Growth-Hacking-1

Growth Hacking là gì?

Growth Hacking là gì?

Growth Hacking là thuật ngữ đề cập một cách bao trùm các chiến lược, chiến thuật tập trung vào tăng trưởng dựa trên quy trình, dữ liệu và thử nghiệm. Trong marketing, có thể hiểu Growth Hacking là việc sử dụng các chiến thuật marketing kỹ thuật số tiết kiệm chi phí và hiệu quả giúp phát triển và duy trì cơ sở người dùng. 

Khác biệt giữa Growth Hacking và Marketing

Nhiều người nhận định rằng Growth Hacking và Marketing cũng giống nhau. Thế nhưng chúng chỉ tương đồng ở mục đích cuối cùng là thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt và khuyến khích họ. 

Growth-Hacking-2

Growth Hacker và Marketer không giống nhau hoàn toàn

Để phân biệt Growth Hacking và Marketing dựa vào những đặc điểm: 

  • Growth Hacking tập trung vào các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, trong khi Marketing lại bận rộn với việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu hàng ngày
  • Một growth hacker hoạt động trên toàn bộ vòng đời khách hàng, bao gồm cả: hành động, giữ chân, doanh thu và giới thiệu. Còn hầu hết các nhà tiếp thị chỉ xem xét nhận thức và chuyển đổi.
  • Growth Hacking mang lại tăng trưởng thông qua các thử nghiệm nhỏ, kiểm tra hướng đi nào hoạt động tốt nhất, tiềm năng nhất. Marketing thường làm việc với các dự án dài hạn và quy mô lớn hơn
  • Người làm Growth Hacking cần nhiều kỹ năng liên quan đến kỹ thuật hơn, chẳng hạn như lập trình, tự động hóa, các công cụ chuyên sâu,…

Growth Hacker là gì? 

Growth Hacker là người sử dụng các chiến lược sáng tạo với chi phí thấp để giúp các doanh nghiệp có được và giữ chân khách hàng.

Kỹ năng của một Growth Hacker

Là một Growth Hacker, bạn phải có khả năng làm việc nhanh chóng và độc lập nhất có thể. Đó là lý do tại sao Growth Hacker cần có nhiều kỹ năng để thực hiện công việc một cách độc lập. Growth Hacker không cần phải là chuyên gia trong mọi kỹ năng nhưng ít nhất phải hiểu rõ cơ sở để có thể tự mình thực hiện phần lớn công việc.

Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu ít nhất Growth Hacker nắm vững kiến ​​thức cơ bản về các kỹ năng thiên về kỹ thuật như:

  • Xây dựng trang web, landing page
  • Chạy quảng cáo trên các kênh như AdWords, Facebook, LinkedIn, v.v.
  • HTML và CSS cơ bản
  • Triển khai các công cụ theo dõi như Google Search Console, Google Analytics, Hotjar, v.v.
  • Và nhiều khái niệm/kỹ thuật khác như tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, AI trong tiếp thị, duyệt web, chatbots, API, v.v.
Growth-Hacking-3

Muốn trở thành Growth Hacker cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng

Một Growth Hacker cũng cần có kiến thức rộng về dữ liệu vì đó là cách để tìm ra vấn đề. Sau đó là sự sáng tạo để đưa ra các giải pháp cho vấn đề và cuối cùng, cũng rất quan trọng chính là kỹ năng  thực thi giải pháp để mang lại hiệu quả.

Tư duy Growth Hacking 

Là một Growth Hacker hiển nhiên cần phải có tư duy growth hacking, nghĩa là:

  • Tư duy nhanh nhạy: Tốt hơn là bạn nên nhanh chóng xem xét liệu điều gì có tiềm năng, thay vì xây dựng từ đầu đến cuối rồi phát hiện ra rằng bạn đã hiểu sai khách hàng của mình. 
  • Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: Bằng cách sử dụng dữ liệu, bạn có thể cải thiện tích cực hiệu quả của mình: “Tập trung thời gian và nguồn lực vào đâu để có tác động đáng kể nhất? Cải tiến nào sẽ mang lại mức tăng trưởng lớn nhất dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm? Nhóm người dùng nào mang lại giá trị cao nhất?”
  • Luôn cải tiến: Growth Hacker cần một tư duy luôn cải tiến và phát triển không ngừng. Tìm cách tháo gỡ mọi vấn đề bằng khả năng học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của bản thân. Nếu không biết một điều gì đó, chỉ cần bắt đầu tìm hiểu bằng Google và hơn thế nữa. 

Làm thế nào để bắt đầu với Growth Hacking

Xác định “nút thắt” cho vấn đề tăng trưởng

Trước tiên, cần tìm hiểu điều gì đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng hiện tại của doanh nghiệp. Đây chính là vấn đề mấu chốt cần có lời giải đáp để cải thiện và mang lại lợi ích tốt nhất. 

Ở bước này, các Growth Hacker thường sử dụng Pirate Funnel (còn gọi là “Phễu bán hàng”). Đây là mô hình được phát triển bởi Dave McClure giúp theo dõi vòng đời khách hàng. Tất cả các khách hàng đều sẽ trải qua một hành trình tương tự nhau theo 6 giai đoạn: Nhận thức, Chuyển đổi, Hành động, Giữ chân, Doanh thu và Giới thiệu. 

Growth-Hacking-4

Mô hình Pirate Funnel

Mô hình Pirate Funnel

  • Awareness (Nhận thức): Bạn đã tiếp cận bao nhiêu người?
  • Acquisition (Chuyển đổi): Bao nhiêu người truy cập trang web hay dùng thử sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Activation (Hành động): Có bao nhiêu người dùng thực sự hành động (để lại số điện thoại/email, nhận báo giá, cài đặt ứng dụng,…)
  • Retention (Giữ chân): Bao nhiêu khách hàng mua lặp lại sản phẩm hay tái sử dụng dịch vụ của bạn lần 2, lần 3?
  • Revenue (Doanh thu): Có bao nhiêu người đã chi trả cho sản phẩm của bạn và chi trả bao nhiêu?
  • Referral (Giới thiệu): Bao nhiêu khách hàng hài lòng và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của bạn đến bạn bè, người thân của họ?

Sử dụng Google Analytics, cơ sở dữ liệu khách hàng hoặc các công cụ phân tích khác của bạn để trả lời cho các câu hỏi trên. Bằng cách này, bạn sẽ thấy đâu là giai đoạn bạn mất nhiều khách hàng nhất. Tiếp sau đó cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao khách hàng lại “quay lưng” với thương hiệu, thông qua những cách sau:

  • Thực hiện các cuộc phỏng vấn khách hàng.
  • Đọc các đánh giá tiêu cực của bạn.
  • Thăm dò ý kiến ​​khách hàng hiện tại và ngẫu nhiên

Thử nghiệm chiến dịch Growth Hacking với quy trình GROWS

Bằng cách thực hiện các thử nghiệm nhỏ, bạn có thể tránh mất nhiều thời gian hoặc ngân sách. Nếu trong quá trình thử nghiệm, giải pháp không hoạt động thì hiển nhiên sau đó không cần đầu tư vào nó. Nếu chiến dịch thử nghiệm hoạt động hiệu quả, bạn có thể tiếp tục và mở rộng nó. Thông qua đây, Growth Hacker đảm bảo ROI (tỷ lệ lợi nhuận) tăng bởi chi phí được đầu tư hiệu quả cho các kênh hiệu quả nhất.

Growth-Hacking-5

Quy trình GROWS được ứng dụng rộng rãi để xây dựng các thử nghiệm nhỏ

Thông thường bắt đầu xây dựng chiến dịch thử nghiệm với quy trình GROWS:

  • Thu thập ý tưởng
  • Xếp hạng ý tưởng
  • Phác thảo thử nghiệm
  • Tiến hành thử nghiệm
  • Kết quả nghiên cứu

Bắt đầu bằng cách thu thập ý tưởng của bạn và xếp hạng chúng theo thứ tự ưu tiên dựa vào các yếu tố: khả năng thành công, có tác động như thế nào và chi phí thực hiện ý tưởng. Khi đã có giải pháp tốt nhất, bạn cần biến nó thành một thử nghiệm growth hacking – một thử nghiệm nhỏ, thực thi nhanh để xem liệu ý tưởng có hoạt động tốt.

Phân tích kết quả thử nghiệm và triển khai

Sau một vài thử nghiệm, cùng xem xét kết quả đạt được có hiệu quả hay không. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi (CR) có cải thiện nếu cho khách hàng dùng thử sản phẩm miễn phí hay không? 

Phân tích kết quả đạt được từ thử nghiệm, nếu nó không thành công bắt đầu thử nghiệm lại lần 2 hoặc thử nghiệm ý tưởng khác. Còn nếu mang lại kết quả tốt hãy đảm bảo rằng giải pháp mới đó được áp dụng với đầy đủ thông tin trong doanh nghiệp của bạn. Phối hợp với các phòng ban khác để triển khai rộng rãi chiến dịch trong toàn doanh nghiệp.

Growth-Hacking-6

Xem xét hiệu quả thử nghiệm để quyết định triển khai trên toàn doanh nghiệp

Lặp lại quy trình GROWS

Sau mỗi thử nghiệm bạn sẽ có thêm những hiểu biết mới và giải quyết được những “nút thắt”. Thế nhưng trong suốt hành trình phát triển của doanh nghiệp luôn tồn tại những vấn đề tồi tệ cần được giải quyết nhanh chóng, đặc biệt đối với các công ty startup. Một công ty còn non trẻ với hàng ngàn rắc rối và tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh thì lặp lại quy trình GROWS một cách xoay vòng liên tục chính là giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đưa ra các thử nghiệm để gỡ “nút thắt”, bạn cũng có thể phát triển các chiến dịch thử nghiệm theo hướng nắm bắt cơ hội. Điều này sẽ phù hợp khi một công ty startup đã đi đến bước chuyển thành công hơn và mở rộng quy mô. 

Kết

Mục tiêu của Growth Hacking là mang đến sự đột phá tăng trưởng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty startup “non trẻ” và tiềm lực còn yếu. Hiểu Growth Hacking là gì cũng như cách thức mà nó hoạt động, bạn có lẽ đã có nhận định chính xác cũng như hướng phát triển doanh nghiệp của mình thông qua Growth Hacking. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin thực sự hữu ích cho bạn!

Bài Viết mới nhất

Bài viết liên quan