top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Dofollow Backlinks và Nofollow Backlinks: Tác động đến thứ hạng website như thế nào?

Một trong những yếu tố quan trọng trong SEO đó chính là backlinks. Và nó được chia làm hai loại là Nofollow Backlinks Dofollow Backlinks. Tuy đều là những liên kết từ website này sang website khác nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ cho bạn về Nofollow và Dofollow là gì? Những tác động khác nhau của nó đến thứ hạng website như thế nào? Tìm hiểu ngay!

Dofollow backlink là gì?

Trước khi bàn về Dofollow, ta cần phải hiểu Backlink là gì? Backlink là những đường dẫn liên kết từ website này sang website khác. Ví dụ như bạn viết một bài viết về quảng cáo Facebook trên website của mình, sau đó bạn để một liên kết đến website của Facebook như https://www.facebook.com/business/ads. Liên kết này chính là backlink. Và để Google nhận biết được những backlink này, ta có 2 định nghĩa về Dofollow Backlink và Nofollow Backlink.

Đầu tiên ta hãy tìm hiểu Dofollow là gì? Dofollow là thuộc tính rel=”dofollow” được gắn vào trong mã HTML của một trang để báo cho bot của Google biết đó là liên kết uy tín, an toàn và Google có thể trỏ vào link để index. Ở ví dụ trên, link liên kết đến website của Facebook Ads rất an toàn nên bạn sẽ gắn thuộc tính cho nó là rel=”dofollow”. Trường hợp thẻ của backlink không gắn thuộc tính dofollow hay nofollow thì mặc định đó cũng là Dofollow Backlink.

Dofollow là thuộc tính rel=”dofollow” được gắn vào trong mã HTML

Dofollow là thuộc tính rel=”dofollow” được gắn vào trong mã HTML


Dofollow backlink mang lại lợi ích gì cho SEO

Trong SEO, khi một website có nhiều liên kết chất lượng trỏ về, trang sẽ càng được đánh giá cao. Khi đó, Website sẽ có cơ hội đạt thứ hạng cao trong các kết quả tìm kiếm Google. Ngược lại, Google sẽ nhận diện bạn là một web kém uy tín, Pagerank cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Điển hình như việc các trang web nhỏ thường tìm kiếm nguồn Dofollow backlink từ các trang có chỉ số DA và Pagerank cao để nâng cao giá trị website của mình thông qua chia sẻ “link juice”. Lúc này, Google sẽ nhận diện các trang web nhỏ đang có những liên kết chất lượng trỏ về và cộng thêm điểm xếp hạng giúp nâng cao Pagerank cho trang web đó. Vì thế, Dofollow nếu được tận dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ SEO vô cùng hữu ích cho Website của bạn.

Trang của bạn sẽ được cộng điểm xếp hạng nếu có những liên kết Dofollow chất lượng trỏ về

Trang của bạn sẽ được cộng điểm xếp hạng nếu có những liên kết Dofollow chất lượng trỏ về


Nofollow là gì?

Trái ngược với Dofollow, Nofollow backlinks là thuộc tính rel=”nofollow” được gắn vào mã HTML, báo cho bot của Google tín hiệu đây là một liên kết không an toàn hoặc không xác định được tính hữu ích. Google sẽ không trỏ về link này để index. 

Ví dụ: Trường hợp bạn gắn một link đến website khác nhưng không liên quan đến nội dung bài viết, bạn không muốn Google index thì bạn gắn thuộc tính rel=“nofollow” vào đoạn mã HTML của backlink.

Khi nào nên sử dụng Nofollow

Nofollow Backlink vẫn rất hữu ích trong quá trình SEO, cụ thể bạn có thể dùng Nofollow trong các trường hợp sau:

  1. Khi đặt liên kết ở phần bình luận hoặc trên diễn đàn: Điều này để tránh Google nhận định bạn đang spam liên kết ở nhiều nơi.

  2. Những liên kết có trả phí hoặc tài trợ: Đa phần những backlink quảng cáo hoặc được tài trợ thường để thuộc tính Nofollow cho cả nội dung, hình ảnh và backlink.

  3. Khi để link trong các thông cáo báo chí: Những liên kết trong các thông cáo báo chí đều được mặc định là Nofollow.

  4. Khi phải trỏ đến một trang web mà bạn không rõ tính an toàn hoặc nội dung không liên quan đến website của bạn.

Liên kết nofollow có mang lại giá trị cho SEO?

Mặc dù không ghi điểm thứ hạng, nhưng nếu Nofollow liên kết từ các trang có chủ đề liên quan đến web của bạn thì backlink đó vẫn giúp bạn thu về lượng truy cập từ người dùng khi click vào link. Bên cạnh đó, việc này còn ảnh hưởng đến vấn đề ghi nhận hồ sơ liên kết (link portfolio) của một website. Vì không thể một web chỉ có Dofollow và không có Nofollow được. Đồng thời, việc đặt Nofollow sẽ giúp đa dạng hồ sơ liên kết cho website của bạn trong mắt Google.

Nofollow không mang lại điểm xếp hạng cho website nhưng vẫn có thể thu về traffic cho trang

Nofollow không mang lại điểm xếp hạng cho website nhưng vẫn có thể thu về traffic cho trang


Về lý thuyết có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến SEO. Tuy nhiên, Nofollow backlinks vẫn có thể đem lại lợi ích quan trọng trong quá trình tối ưu từ khóa. Điển hình như việc build links qua các diễn đàn hay blogs, bạn có thể sử dụng Nofollow để thu về traffic, dù cho không nhận được “link juice”.

Làm sao nhận biết đâu là Dofollow hay Nofollow

Kiểm tra HTML

Bạn có thể kiểm tra các backlink nhanh chóng bằng cách nhấn phím F12 hoặc click chuột phải chọn “Inspect” để kiểm tra HTML. Nếu thẻ <a> có thuộc tính rel=”nofollow” thì đó là Nofollow Backlinks và ngược lại thẻ <a> có thuộc tính rel=”dofollow” thì đó là Dofollow Backlink. Cụ thể:

  1. Thẻ gắn Nofollow: <a href=”duong-dan” rel=”nofollow”>tên web</a>

  2. Thẻ gắn Dofollow: <a href=”duong-dan”>tên web</a> hoặc <a href=”duong-dan” rel=”dofollow”>tên web</a>

Sử dụng tiện ích mở rộng trên Google

Để sử dụng tiện ích mở rộng giúp nhận biết Dofollow và Nofollow trên Google Chrome, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 2: Tìm kiếm “Nofollow”

Bước 3: Chọn tiện ích “NoFollow”

Tìm tiện ích “NoFollow” trên Cửa hàng Chrome trực tuyến

Tìm tiện ích “NoFollow” trên Cửa hàng Chrome trực tuyến


Bước 4: Bấm nút “Thêm vào Chrome”, sau đó bảng thông báo nhỏ hiện ra bạn nhấn “Add extension” hay “Thêm tiện ích”.

Sử dụng tiện ích mở rộng tìm Nofollow trên Google Chrome

Sử dụng tiện ích mở rộng tìm Nofollow trên Google Chrome


Thêm tiện ích mở rộng vào Google Chrome để tìm Nofollow

Thêm tiện ích mở rộng vào Google Chrome để tìm Nofollow


Bước 5: Vào một trang Web muốn kiểm tra, nếu link nào có viền đỏ bao quanh, đó là Nofollow Backlink. Còn lại sẽ là Dofollow Backlinks.

Các link có viền đỏ bao quanh, đó là Nofollow Backlinks.

Các link có viền đỏ bao quanh, đó là Nofollow Backlinks


Công cụ phân tích Backlinks

Công cụ phân tích Backlink hiện nay đang được khá nhiều nhà quản trị Website sử dụng. Nó không chỉ giúp phân tích các đường liên kết bên ngoài mà còn có nhiều tính năng các như phân tích đối thủ, từ khóa, nội dung,… Người dùng công cụ có thể theo dõi các backlink Dofollow và Nofollow của mình và các đối thủ. Từ đó, giúp nâng cao thứ hạng trang Web, tăng lưu lượng truy cập và hiệu quả của content. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là người dùng phải trả phí mua gói để sử dụng.

Sau đây là 10 công cụ phân tích Backlinks phổ biến được nhiều người dùng hiện nay:

  1. SEMRush

  2. LinkMiner

  3. Ubersuggest

  4. Ahrefs

  5. Moz Pro

  6. BuzzSumo

  7. OpenLinkProfiler

  8. CognitiveSEO

  9. Kerboo

  10. LinkResearchTools

Công cụ phân tích Backlinks của SEMRush

Công cụ phân tích Backlinks của SEMRush


Tỷ lệ Backlink Dofollow và Nofollow thế nào là hợp lý?

Sau khi đã hiểu rõ vai trò của Dofollow và Nofollow, ta đặt ra câu hỏi vậy nên dùng tỷ lệ thế nào cho hợp lý? Hiện tại chưa có bất cứ tiêu chuẩn nào được đưa ra cho việc đặt dofollow và nofollow. Theo một khảo sát của Alexa, tỷ lệ Dofollow  và Nofollow backlinks của các trang Web thành công rơi vào khoảng 75/25. Với tỷ lệ này, Dofollow cao hơn sẽ ảnh hưởng tốt đến Pagerank của bạn khi được liên kết với các trang web được Google đánh giá cao. Ngược lại, hãy tận dụng Nofollow khi cần để kéo về lượng traffic cho website mà không sợ bị ảnh hưởng đến thứ hạng Google.

Kết

Trên đây là những chia sẻ của SEOVietNam về Nofollow Backlinks và Dofollow Backlinks. Cả hai loại đều có những ưu thế riêng nên hãy sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ để các backlink phát huy hết những giá trị SEO của mình. Từ đó, nâng cao thứ hạng trang Web của bạn thành công. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page