top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Google Display Network là gì? Cách tạo quảng cáo GDN hiệu quả

Đưa quảng cáo của bạn lên các trang web lớn có vẻ như là một nhiệm vụ khá khó khăn và tốn kém. Nhưng với Google Display Network (GDN), điều đó đơn giản hơn bạn nghĩ. Bài viết này giới thiệu về khái niệm Google Display Network và những lợi ích mà nó mang lại. Bài viết cũng đồng thời đưa ra hướng dẫn tạo quảng cáo GDN hiệu quả. Cùng đón xem!!!


Google Display Network là gì?

Google Display Network (GDN) đề cập đến một tập hợp các trang web trong đó quảng cáo Google Ads của bạn có thể xuất hiện dưới dạng quảng cáo văn bản hay quảng cáo banner, hình ảnh. GDN được đánh giá là hệ thống rộng lớn có thể tiếp cận đến hơn 2 triệu trang web và 90% người dùng internet, do đó dễ dàng hiển thị quảng cáo của bạn đến các đối tượng được nhắm mục tiêu trên toàn cầu. Nó có thể giúp bạn tiếp cận người dùng internet khi họ truy cập các trang web, đọc tin tức, đọc nội dung liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Google-Display-Network-1

Google Display Network là một trong những mạng quảng cáo của Google


Ngoài các trang của Google như: Youtube hay Gmail, quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện trên hàng triệu các trang web khác trên internet. Quảng cáo GDN giúp các doanh nghiệp kiếm được hàng nghìn lượt hiển thị miễn phí và tăng cường nhận thức của các khách hàng về thương hiệu.

Google Display Network mang lại lợi ích gì?

Là một hệ thống mạnh mẽ có thể tiếp cận đến hàng loạt các trang web cùng hàng tỷ người dùng, Google Display Network mang đến vô vàn lợi ích cho các doanh nghiệp ứng dụng nó: 

  1. Gia tăng nhận thức về thương hiệu: GDN phân phối quảng cáo của bạn đến khắp các trang web, giúp người dùng nhận biết về thương hiệu, xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng

  2. Remarketing (Tiếp thị lại) mạnh mẽ: GDN có thể tích hợp với Google Analytics. Và vì vậy, nó cho phép doanh nghiệp của bạn tiếp thị lại cho người dùng dựa trên những tìm kiếm, tương tác, hành vi của họ trên trang. 

  3. Tiết kiệm chi phí hiệu quả: không giống như quảng cáo dựa trên CPM (cost per mile), bạn phải trả tiền cho số lượt hiển thị. Với GDN, quảng cáo của bạn được hiển thị hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ trả phí nếu có người dùng nào đó nhấp vào quảng cáo của bạn. Và thực tế, trong trường hợp các doanh nghiệp đều sẵn lòng trả phí vì khi người dùng nhấp vào quảng cáo, điều đó cho thấy họ có nhu cầu ở mức cao hơn so với những người chỉ xem. 

  4. Định dạng quảng cáo đa dạng: với GDN bạn có thể linh hoạt tùy chỉnh định dạng quảng cáo sao cho phù hợp và thu hút nhất, nó có thể là dạng văn bản, biểu ngữ, banner hay hình ảnh động,… 

Phân biệt Google Display Network với Google Search Network

Google Adwords có hai mạng quảng cáo khác nhau là Google Search Network (Mạng tìm kiếm) và Google Display Network (Mạng hiển thị).

  1. Google Search Network cho phép bạn đặt quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google, nơi bạn có thể tiếp cận người dùng khi họ đang tìm kiếm các từ khóa hay cụm từ cụ thể. Nội dung của các quảng cáo tìm kiếm hiển thị ở dạng văn bản với các yếu tố: tiêu đề, mô tả, url, CTA (call-to-action).

  2. Google Display Network cho phép đặt quảng cáo của bạn vào các trang web được lựa chọn cẩn thận, nơi bạn có thể tiếp cận người dùng mục tiêu khi họ lướt web, đọc tin tức hay mua sắm trực tuyến,… Nó còn cho phép quảng cáo đa phương tiện trực quan như hình ảnh, video, biểu ngữ,… thay vì chỉ định dạng quảng cáo văn bản thuần túy. 

Google-Display-Network-2

2 mạng quảng cáo của Google Adwords: Tìm kiếm và Hiển thị


Google Display Network hoạt động như thế nào?

Với nhiều tùy chọn phân khúc và nhắm mục tiêu, Google Display Network sẽ giúp bạn tìm thấy khách hàng lý tưởng cho mình. Sau đó, nó xem xét trong list các đối tác trang web của mình để tìm được trang web phù hợp, nơi tập hợp người dùng internet phù hợp với hồ sơ khách hàng của bạn. 

Ví dụ: Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là các bà nội trợ hay mẹ bỉm sữa, GDN sẽ kết nối thông điệp quảng cáo của bạn với các trang web như: Blog Nuôi Dạy Con, Mẹ và Bé, Yêu Bếp Nghiện Nhà,… Đây là những trang web mà Google xác định là được đối tượng mục tiêu của bạn ghé thăm thường xuyên. 

Việc xác định này được thực hiện dựa trên các thuật toán phức tạp, xem xét dữ liệu và cookie của người dùng. Dữ liệu cookie báo hiệu cho GDN nơi người dùng internet đã truy cập trên web. Google thu thập thông tin nhất định về những gì người dùng quan tâm và từ đó cho phép các nhà quảng cáo tìm thấy khách hàng có persona (chân dung khách hàng) phù hợp với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Dữ liệu cookie cũng được dùng để thực hiện Remarketing (Tiếp thị lại) cho các khách hàng đã từng truy cập trang web của bạn. 

Cách thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Display Network 

Bắt đầu chiến dịch

Để có thể tạo chiến dịch quảng cáo GDN, trước hết bạn cần có tài khoản Google Ads. Đảm bảo rằng có sẵn tên doanh nghiệp và các thông tin chung khác về doanh nghiệp để tạo được tài khoản Google Ads.

Nếu đã có tài khoản Ads Google, đăng nhập tại: http://ads.google.com/. Tại trang Tổng quan của Google Ads, bạn cần nhấp vào nút “+ Chiến dịch mới” để khởi chạy quá trình thiết lập chiến dịch. 

Google-Display-Network-3

Giao diện trang Tổng quan của Google Ads


Thiết lập mục tiêu

Để bắt đầu một chiến dịch mới, Google sẽ hỏi “Mục tiêu quảng cáo của bạn là gì?”. Lưu ý rằng bạn nên chọn mục tiêu chính mà bạn muốn đạt được cho doanh nghiệp của mình. Có các tùy chọn khác nhau như sau:

  1. Doanh số: đây là mục tiêu thúc đẩy bán hàng, gia tăng doanh số

  2. Khách hàng tiềm năng: nhận được khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi cao bằng cách khuyến khích khách hàng hành động

  3. Lưu lượng truy cập trang web: tăng lưu lượng truy cập từ đối tượng khách hàng mục tiêu.

  4. Sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm: khuyến khích người dùng khám phá các sản phẩm/dịch vụ của bạn

  5. Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận: tiếp cận nhiều đối tượng hơn và xây dựng nhận thức thương hiệu

  6. Quảng bá ứng dụng: tăng số lượt cài đặt và tương tác với ứng dụng của bạn

Google-Display-Network-4

Cần xác định một mục tiêu duy nhất cho chiến dịch quảng cáo của bạn


Đối với mỗi mục tiêu, Google sẽ đề xuất một số tùy chọn các loại chiến dịch. Ví dụ bạn chọn mục tiêu của chiến dịch là tăng lưu lượng truy cập trang web, Google đề xuất ngay bên dưới là 5 loại chiến dịch khác nhau: Tìm kiếm, Hiển thị, Mua sắm, Video, Khám phá.

Google-Display-Network-5

Loại chiến dịch xác định nơi khách hàng sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn cũng như cài đặt và tùy chọn có sẵn cho bạn. Đối với quảng cáo GDN, tất nhiên loại chiến dịch được chọn sẽ là “Hiển thị”. Tiếp theo sau đây là các bước thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Display Network.

Chọn loại chiến dịch phụ

Loại chiến dịch phụ cần cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn bởi nó không thể thay đổi lựa chọn này sau đó. Có 3 lựa chọn cho bạn:

  1. Chiến dịch hiển thị chuẩn:  Đây là tùy chọn được đề xuất nhiều nhất, đặc biệt là đối với các tài khoản mới không có quyền truy cập vào Chiến dịch hiển thị thông minh. Nó cung cấp cho nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát chiến dịch. 

  2. Chiến dịch hiển thị thông minh: Với Chiến dịch hiển thị thông minh, nhiều tùy chọn tối ưu hóa, đặt giá thầu và nhắm mục tiêu được xử lý tự động. Mặc dù điều này hạn chế sự kiểm soát của bạn, nhưng nó sẽ tiết kiệm thời gian.

  3. Chiến dịch Gmail: nếu thấy được tiềm năng quảng cáo thông qua Gmail của khách hàng thì đây là lựa chọn tương đối tốt.

Google-Display-Network-6

Cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 loại chiến dịch phụ bởi không thể thay đổi sau đó


Nhập các thông tin cho chiến dịch

  1. Tên chiến dịch: đặt tên cho chiến dịch được cho là không quá quan trọng nhưng cũng lưu ý đừng đặt những cái tên quá chung chung như “Hiển thị” hay “Nhận thức”. Thay vào đó là cái tên cụ thể, rõ ràng như “Chiến dịch tăng khả năng hiển thị – Laptop” . Điều này giúp tài khoản của bạn được sắp xếp có tổ chức hơn, đặc biệt khi có càng nhiều chiến dịch trong tương lai.

  2. Địa điểm: bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện tại đâu? Mặc định, Google sẽ đặt phạm vi tiếp cận của các chiến dịch đến toàn bộ lãnh thổ quốc gia của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh để quảng cáo chỉ phân phối đến một hoặc nhiều khu vực cụ thể.

Google-Display-Network-7
  1. Ngôn ngữ: tương tự như địa điểm, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ. Google xác định ngôn ngữ của người dùng dựa trên cài đặt của họ cũng như ngôn ngữ trang web mà họ đang truy cập. 

  2. Đặt giá thầu: các lựa chọn đặt giá thầu có tác động đáng kể đến các chiến dịch của bạn. Google thậm chí sẽ đề xuất chiến lược đặt giá thầu dựa trên mục tiêu chiến dịch của bạn nhưng bạn cũng có thể tùy chỉnh mục tiêu đặt giá thầu

Google-Display-Network-8

Google mặc định đặt giá thầu dựa trên mục tiêu chiến dịch của bạn


  1. Ngân sách: đặt ngân sách trung bình hằng ngày cho chiến dịch. Ưu điểm ở đây là bạn luôn có thể sửa đổi ngân sách quảng cáo hàng ngay hoặc hàng tháng của mình. 

  2. Các tùy chọn bổ sung khác: ngày bắt đầu – kết thúc chiến dịch, lịch quảng cáo, chọn các thiết bị, …

Cấu trúc và đặt tên cho các nhóm quảng cáo

Bước tiếp theo, cần tạo các nhóm quảng cáo cho chiến dịch. Để nhắm mục tiêu chính xác hơn, hãy tách chiến dịch thành từng nhóm quảng cáo nhỏ xoay quanh một chủ đề hoặc thông điệp cụ thể. Nhóm quảng cáo giúp bạn tạo nhiều thông điệp quảng cáo hơn cho mỗi chiến dịch và giữ cho nội dung của những thông điệp đó phù hợp và đúng chủ đề. 

Tên nhóm quảng cáo cũng tương tự như tên chiến dịch, đặt tên cho nhóm quảng cáo bằng cái tên cụ thể để thể hiện mục đích hoặc chủ đề. Nhờ vậy có thể phân biệt các nhóm quảng cáo với nhau và giữ cho cấu trúc chiến dịch có tổ chức.

Thiết lập nhắm mục tiêu

Nhắm mục tiêu là một phần không thể thiếu của quảng cáo trực tuyến thành công. Việc nhắm mục tiêu không chỉ giúp bạn tìm thấy đúng đối tượng mà còn ở đúng thời điểm và địa điểm, điều này làm cho thông điệp quảng cáo của bạn thành công hơn nữa.

Google-Display-Network-9

Đề xuất nhắm mục tiêu của Google Ads


Nhắm mục tiêu theo đối tượng

Google sẽ đề xuất bạn tự động hóa việc nhắm mục tiêu vì điều này sẽ đưa đúng đối tượng đến với thông điệp của bạn mà không tốn nhiều công sức hay phiền phức. Bạn cũng có thể tùy chỉnh thông qua nhiều tùy chọn bằng cách nhắm mục tiêu thủ công. 

Google-Display-Network-10

Có thể tùy chỉnh đối tượng bằng nhắm mục tiêu thủ công


Cuối cùng, Google sẽ hỏi thông tin nhân khẩu học cụ thể của đối tượng của bạn (giới tính, độ tuổi, tình trạng con cái, thu nhập hộ gia đình).


Google-Display-Network-11

Nhắm mục tiêu theo nội dung

Google Display Network cho phép bạn nhắm mục tiêu dựa trên nội dung từ các trang web đối tác của Google. Thay vì suy nghĩ về việc ai sẽ xem quảng cáo của bạn, chiến thuật này tập trung vào nơi quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện và cách nó kết hợp với các thông điệp, nội dung của bạn để tiếp cận người dùng. Thu hẹp phạm vi tiếp cận của bạn với Từ khóa, Chủ đề hoặc Vị trí đặt quảng cáo.

Google-Display-Network-12

GDN cho phép nhắm mục tiêu theo nội dung


Với nhắm mục tiêu theo nội dung, bạn nhập các từ khóa giúp liên quan đến doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó, Google sẽ tìm kiếm các trang web sử dụng các từ khóa tương tự. 

Google-Display-Network-13

Nhập các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để nhắm mục tiêu


Tạo quảng cáo của bạn trên Google Display Network

Với tất cả các tùy chọn chiến dịch cùng cài đặt được tối ưu hóa và nhắm mục tiêu, giờ đã đến lúc tạo quảng cáo đầu tiên của bạn với GDN.

Google-Display-Network-14

Giao diện tạo quảng cáo hiển thị với Google Display Network


Đối với quảng cáo hiển thị (display ads) cần bắt buộc có những thành phần tạo nên nền tảng cho các thông điệp quảng cáo. Đó là:

  1. Hình ảnh: bạn có thể đính kèm ít nhất 2 hình ảnh chia sẻ thông tin chi tiết về công ty của bạn hoặc các sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang quảng cáo.

  2. Video: Một số định dạng quảng cáo GDN cho phép các nhà tiếp thị quảng cáo nội dung video vào quảng cáo của họ.

  3. Tiêu đề: với tối đa 30 ký tự, bạn không có quá nhiều chỗ trống. Vì vậy hãy sử dụng không gian này một cách thông minh! Có thể thêm tối đa 5 dòng tiêu đề.

  4. Dòng tiêu đề dài: có thể lên đến 90 ký tự và bổ sung thêm thông tin chi tiết về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ đang được quảng cáo. Chỉ có tối đa 1 dòng tiêu đề dài.

  5. Mô tả: mô tả thêm vào các thông tin và mời mọi người thực hiện hành động. Nó có thể chứa tối đa 90 ký tự và xuất hiện sau tiêu đề.

  6. Tên doanh nghiệp: nhập tên doanh nghiệp hoặc thương hiệu của bạn

Sau khi nhập đầy đủ các thông tin về quảng cáo, cuối cùng là xác nhận chiến dịch của bạn

Google-Display-Network-15

Chọn “Tiếp tục chiến dịch” để hoàn thành thiết lập quảng cáo hiển thị


Vậy đã bạn đã hoàn thành việc tạo chiến dịch đầu tiên của mình trên Google Display Network. Chiến dịch của bạn đã được thiết lập và quảng cáo hiển thị của bạn sẽ sớm xuất hiện trên màn hình của đối tượng mục tiêu. 

Kết

Quảng cáo hiển thị với Google Display Network là một trong những cách tuyệt vời để tiếp cận và thu hút các khách hàng mục tiêu. Hiểu rõ tầm quan trọng của nó cũng như chi tiết các bước thiết lập chiến dịch quảng cáo GDN, chần chờ gì mà không bắt tay ngay vào việc tạo quảng cáo hiển thị đầu tiên của bạn với Google!!

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page