CTR là gì? Phương pháp cải thiện chỉ số CTR hiệu quả

Tác giả: | Chuyên mục: SEO | Đăng ngày: 19/07/2021


Nếu bạn là một nhà quản trị website hay một người làm SEO, bạn sẽ không thể bỏ qua yếu tố đo lường độ tin cậy của website hiệu quả – CTR (Click Through Rate). Vậy CTR là gì? Tại sao nó lại là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của 1 website?” – bạn đã hiểu rõ chưa. Quan trọng hơn bài viết này còn mang đến cho bạn các cách để cải thiện chỉ CTR tối ưu nhất. Cùng đón xem nhé!

CTR là gì?

CTR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Click Through Rate”, dịch nghĩa tiếng Việt là tỷ lệ nhấp chuột. Chỉ số này biểu thị tỷ lệ số lần nhấp chuột trên tổng số lần hiển thị của một quảng cáo Đó là đối với các chiến dịch PPC (pay-per-click) và quảng cáo Google/Facebook. Còn đối với SEO, CTR đơn giản là tỷ lệ click vào trang web trên tổng số lượt hiển thị trang thông qua tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google. 

Cách tính chỉ số CTR

CTR được tính bằng cách lấy số lần nhấp vào chiến dịch quảng cáo hay trang web chia cho số lần hiển thị tổng thể và kết quả cuối cùng được thể hiện ở dạng tỷ lệ phần trăm. Dưới đây là công thức tính CTR:

CTR = (số lần nhấp chuột/số lượt hiển thị) x 100

ctr-la-gi-1

CTR là gì? Công thức tính chỉ số CTR (Click Through Rate)

Ví dụ: Nếu một công ty chạy chiến dịch quảng cáo trên thiết bị di động tạo ra 10.000 lần hiển thị và 500 lần nhấp vào quảng cáo, thì CTR của chiến dịch đó sẽ là 5%.

Tại sao CTR lại quan trọng?

CTR được đánh giá là một chỉ số quan trọng bởi nhiều lý do sau đây:

  • CTR giúp bạn hiểu khách hàng của mình — nó cho bạn biết điều gì hiệu quả (và điều gì không hiệu quả) khi cố gắng tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. CTR thấp có thể cho thấy rằng bạn đang nhắm mục tiêu sai đối tượng hoặc nội dung của bạn không đủ thuyết phục khách hàng nhấp vào.
  • CTR có thể được sử dụng để so sánh hiệu suất của các kênh quảng cáo khác nhau từ đó biết được đâu là hình thức quảng cáo hiệu quả. Từ đó, tập trung gia tăng đầu tư cho kênh hiệu quả nhất hoặc cải thiện các hình thức kém hiệu quả. 
ctr-la-gi-2

CTR là chỉ số quan trọng đối với mỗi website

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Chỉ số CTR là khác nhau giữa các ngành. Để xác định tỷ lệ nhấp thế nào là tốt đối với doanh nghiệp của bạn, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu tỷ lệ nhấp trung bình trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Khi bạn đã hiểu về các điểm chuẩn hiện tại và mức trung bình của ngành, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước để có được CTR cao hơn và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mình. 

Lưu ý rằng trong một số trường hợp, CTR cao không phải lúc nào cũng tốt vì nó còn phải tương ứng với tỷ lệ chuyển đổi. CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại thấp thì đây cũng không phải là dấu hiệu khả quan. 

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp của bạn có một ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi quan trọng nhất là hành động đặt hàng online. Bạn có thể nhận thấy trong phân tích của mình rằng quảng cáo của nhóm mặt hàng A có CTR là 10%, trong khi ads của mặt hàng B chỉ có CTR là 7%. Tuy nhiên, A lại có tỷ lệ chuyển đổi là 5%, trong khi B có tỷ lệ chuyển đổi là 20%. Vậy trong trường hợp này, quảng cáo của B có ROI (tỷ lệ lợi nhuận) tốt hơn, mặc dù có CTR thấp hơn.

Cách cải thiện chỉ số CTR hiệu quả

Đối với chiến dịch PPC

Đối với các chiến dịch quảng cáo PPC (pay-per-click), chỉ số CTR đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi mỗi lần nhấp chuột đều được tính phí. Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) càng cao thì chi phí cho mỗi lần nhấp sẽ giảm, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Vậy làm thế nào để tăng chỉ số CTR cho chiến dịch quảng cáo PPC? Cần đảm bảo thực hiện hiệu quả 2 hoạt động sau:

  • Tạo ra nội dung quảng cáo hấp dẫn và độc đáo
  • Target đúng đối tượng mục tiêu
ctr-la-gi-3

Nhắm đúng đối tượng mục tiêu và thu hút bằng quảng cáo hấp dẫn là cách tốt để tăng CTR cho chiến dịch PPC

Nếu lượt hiển thị quảng cáo PPC cao nhưng nhắm sai đối tượng, quảng cáo cũng không nhận được bất kỳ sự quan tâm hay lượt nhấp chuột nào. Đồng thời nếu nội dung quảng cáo “nhàm chán” và không có gì khác biệt, dù cho đúng đối tượng mục tiêu, khách hàng cũng sẽ không hứng thú nhấp vào quảng cáo của bạn. Chú trọng vào nội dung, đưa ra những thông điệp hay lợi ích hấp dẫn để thu hút quan tâm của người dùng. Cũng lưu ý sử dụng nhiều phương tiện khác như hình ảnh, video hay câu chuyện để tạo nên nội dung thú vị mà hữu ích.

Đối với Google Adwords

Quảng cáo với Google Adwords nên bắt đầu với nhiều chiến dịch hay cách thức để cải thiện chỉ số CTR, đó có thể là:

  • Tận dụng tối ưu các tiện ích mở rộng: các tiện ích mở rộng của Google Adwords có thể giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của bạn. Các tiện ích có thể là chèn Maps trên quảng cáo, thêm số điện thoại hoặc nút đánh giá từ khách hàng,… 
  • Tạo ưu đãi hấp dẫn: các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn, giảm giá mạnh, “sale khủng” nhân dịp đặc biệt, … 
  • Tạo động cơ kích thích mua hàng: thúc đẩy khách hàng ra quyết định với các ưu đãi số lượng có hạn hay chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc thậm chí là vài giờ. Các yếu tố này tạo cảm giác không muốn bỏ lỡ nên dẫn đến việc click vào quảng cáo. Nhờ đó, CTR tăng và doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Đối với SEO

Những người làm SEO cũng cần hiểu rõ về chỉ số CTR là gì cũng như cách cải thiện tỷ lệ nhấp chuột cho trang web của mình. Trong SEO, chỉ số CTR cho biết có bao nhiêu người đã nhìn thấy trang web của bạn khi tìm kiếm và bao nhiêu người nhấp chuột vào trang. 

Vì vậy, nếu trang web của bạn xuất hiện 1000 lần dưới dạng trang kết quả trên các công cụ tìm kiếm và 100 người nhấp vào liên kết. Khi đó, CTR sẽ là 10%.

ctr-la-gi-4

Lọt TOP trang kết quả trên các công cụ tìm kiếm tạo cơ hội cải thiện chỉ số CTR

Hiển nhiên, xuất hiện ở vị trí 1, 2, 3 sẽ tạo cơ hội tăng CTR cao hơn là đứng ở vị trí 10 hay trang 2. Dưới đây là một số cách giúp bạn tăng chỉ số CTR hiệu quả cho website:

  • Nghiên cứu các từ khóa đuôi dài (long-tail keyword)
  • Tối ưu đoạn meta description 
  • Tối ưu hình ảnh, đặt tên thẻ alt theo keyword
  • Cấu trúc URL thân thiện
  • Rà soát và tối ưu tốc độ load website
  • Đo lường CTR, tìm ra nguyên nhân các trang có CTR thấp để cái thiện

Kết

Hy vọng qua bài viết này, SEOVietNam đã giúp bạn hiểu được Click-through-rate (CTR) là gì, vai trò của nó ra sao và các cách để tăng chỉ số CTR cho một chiến dịch pay-per-click, quảng cáo Google Ads hay SEO. Thế nhưng tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR chưa phải là đích đến cuối cùng, bạn còn cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và sau cùng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.  

Bài Viết mới nhất

Bài viết liên quan