Hướng dẫn cài đặt Google Analytics Event Tracking theo dõi hành vi khách hàng

Tác giả: | Chuyên mục: Google Tools | Đăng ngày: 25/09/2019


Là chủ sở hữu một website bạn luôn mong muốn mình có thể biết được toàn bộ tương tác, hành động của khách hàng trên chính website đó. Bằng cách tạo sự kiện trong Google Analytics (Google Analytics Event Tracking), SEO VietNam sẽ giúp bạn thu thập chính xác những số liệu như lượng click, đăng ký, khởi chạy video, tải ảnh, đặt hàng… trên website.

1.Google Analytics Event Tracking là gì?

Thông thường các số liệu báo cáo được hiển thị trong Google Analytics sẽ cho bạn biết được có bao nhiêu người truy cập vào trang web trong một giờ, một ngày hay dài hơn là cả năm. Nhưng, nó sẽ không cho chủ website biết được khách hàng của mình đã thực hiện hành động nào trên đó nếu bạn chưa tạo bất kỳ sự kiện nào.

Event hay sự kiện chính là hành động tương tác với website mà khách hàng đã thực hiện như tải một file tài liệu, tải ảnh, nhấp xem video, nhấp chuột vào các nút kêu gọi hành động, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, đặt hàng, điền form đăng ký hay đơn giản là click vào một link bất kỳ trên website.

Trong Google Analytics, để đo lường được các số liệu hành vi khách hàng đã tương tác với trang ta phải thiết lập một sự kiện cụ thể, đó được gọi là Google Analytics Event Tracking.

Một sự kiện trong Google Analytics sẽ bao gồm 4 thành phần chính sau:

Event Category – Danh mục sự kiện: là tên của một nhóm sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Chẳng hạn:

  • Bạn muốn theo dõi sự kiện có bao nhiêu khách hàng đăng ký tài khoản trên website thì Event category là “Tạo tài khoản”.
  • Số người nhấp vào video để xem thì Event Category là “Videos”.
  • Tương tự như vậy, tùy vào từng nhóm sự kiện bạn chọn mà danh mục sự kiện có thể là tải tài liệu, thanh toán, hình ảnh…

Event Action – Hành động của sự kiện: đây chính là hành động của người dùng thực hiện trên sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Mỗi một sự kiện bạn sẽ tạo cho mình một hành động duy nhất. Ví dụ:

  • Trong danh mục “Videos” sẽ có các hành động được thực hiện như Play, Stop hay Pause. Vì vậy, tùy vào từng mục đích mà bạn muốn theo dõi sẽ lựa chọn Event Action phù hợp.

Event Label – Nhãn sự kiện: được hiểu theo cách đơn giản chính là tên cụ thể của sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Thông thường, để dễ nhớ và dễ theo dõi Event Label sẽ được đặt tên theo tên của video, loại tài liệu…

  • Ví dụ, trong danh mục sự kiện “Videos” sẽ có nhiều video khác nhau thì lúc này nhãn của sự kiện sẽ được đặt theo tên của video đó như “Hướng dẫn tạo tài khoản Google Analytics” hay “Cách xem báo cáo trên Google Analytics”.

Event Value – Giá trị của sự kiện: nếu như các thành phần trên là một chuỗi ký tự thì Event value lại là một số cụ thể để gán giá trị cho sự kiện trên trang như thời gian xem video, thời gian tải… Thành phần này không nhất thiết phải có trong cấu trúc của một sự kiện.

Sau khi hiểu rõ về các thành phần của sự kiện, SEO VietNam sẽ đưa ra ví dụ sau đây để bạn dễ hình dung hơn:

Ví dụ, trên website của bạn có chứa một video hướng dẫn xem lượng truy cập website. Bây giờ bạn muốn đo sự kiện lượt phát video thì lúc này các thành phần trong sự kiện sẽ là:

  • Event category: “Video”.
  • Event action: “Play”.
  • Event label: “Hướng dẫn xem lượng truy cập website”.

Bây giờ, bạn sẽ gắn những thành phần của sự kiện này vào website để Google Analytics Event Tracking có thể thu thập được dữ liệu hành vi khách hàng.

2. Cài đặt sự kiện cho Google Analytics

Trước tiên, bạn phải đảm bảo được website của mình đã được cài đặt Google Analytics thì mới xem được kết quả của sự kiện đã tạo. Sau đó, hãy làm theo hướng dẫn của SEO VietNam sau đây:

2.1 Cài đặt Google Analytics Event Tracking thủ công

#Tạo đoạn mã sự kiện

Để cài đặt sự kiện trong Google Analytics trước tiên bạn phải tạo cho mình một đoạn mã sự kiện mà bạn muốn theo dõi hành vi của khách hàng theo cú pháp sau:

                                                                                  ga(‘send’, {
                                                                                  ‘hitType’: ‘event’,
                                                                                  ‘eventCategory’: ‘[Category]’,
                                                                                  ‘eventAction’: ‘[Action]’,
                                                                                  ‘eventLabel’: ‘[Label]’,
                                                                                  ‘eventValue’: ‘[Value]’
                                                                                   });
Hoặc, bạn có thể tạo theo cấu trúc đơn giản sau:
ga(‘send’, ‘event’, ‘[Category]’ , ‘[Action]‘ , ‘[Label]’ , ‘[Value]’);
với các giá trị [Category], [Action], [Label], [Value] được đặt tên theo như các thành phần bên trên
Ví dụ: bạn muốn theo dõi xem có bao nhiêu người tải tài liệu SEO từ website của bạn. Khi đó, đoạn mã sự kiện sẽ được thiết lập như sau:
                                                                                   ga(‘send’, {
                                                                                  ‘hitType’: ‘event’,
                                                                                  ‘eventCategory’: ‘Tải tài liệu,
                                                                                  ‘eventAction’: ‘Click,
                                                                                  ‘eventLabel’: ‘Tài liệu SEO,
                                                                                  ‘eventValue’: ’10
                                                                                   });
Hoặc: ga(‘send’, ‘event’, ‘Tải tài liệu‘ , ‘Click‘ , ‘Tài liệu SEO’ , ’10’);

#Gắn đoạn mã sự kiện trên trang web

Sau khi xác định được các thành phần của sự kiện và tạo cho mình được một đoạn mã sự kiện bạn sẽ gắn nó vào các thành phần có liên quan đến sự kiện bạn tạo lên trang web. Ở bước này, trình xử lý sự kiện sẽ giúp bạn kích hoạt được đoạn mã event tracking khi khách hàng thực hiện hành động trên đó.

Và nếu bạn là một quản trị website hay một marketer không biết nhiều về code đến bước này bạn có thể nhờ đến đội kỹ thuật hỗ trợ cài đặt đoạn mã trên vào HTML nhé!

Để cụ thể, SEO VietNam sẽ đưa ra ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn!

Chẳng hạn, bạn muốn theo dõi hành động nhấp vào nút xem thêm trên website thì đoạn mã được gắn trong HTML sẽ là:

<button onClick= “ga(‘send’, ‘event’, ‘Xem-bai-viet’, ‘click, ‘click-bottom);”>Xem thêm</button>

Trong đó:

  • Thẻ <button>: thẻ để tạo nút trong HTML.
  • onClick: thuộc tính mô tả hành động click chuột vào nút.
  • ga(‘send’, ‘event’, ‘Xem-bai-viet’, ‘click, ‘click-bottom); đoạn mã chứa sự kiện được tạo.
  • Xem thêm: nội dung text trên nút.

2.2 Tạo sự kiện trên Google Analytics bằng Google Tag Manager

Để tạo sự kiện bằng Google Analytics bạn cần có tài khoản Google Analytics và tài khoản Google Tag Manager của website đó. Sau khi tạo tài khoản xong bạn thực hiện theo hướng dẫn sau từ SEO VietNam.

Nhằm giúp bạn dễ hiểu, SEO VietNam sẽ thực hành trên một ví dụ cụ thể là tạo sự kiện cho một link trong bài viết này:  Cách xem lượng truy cập vào website đơn giản

Tạo sự kiện click trên link này

Bước 1: Tìm thuộc tính ID của liên kết cần tạo sự kiện

Cách 1: Tìm thủ công bằng cách nhấp phải chuột vào link này => chọn Inspect.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 2

Tìm ID của link

Sau đó sẽ xuất hiện kết quả id của link bạn cần tìm. Trong ví dụ này, id của link này là id=”testclicklink”.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 3

Xác định ID của link

Cách 2: Sử dụng Google Tag Manager.

Trong Google Tag Manager bạn chọn chế độ xem trước “Preview” sau đó bạn tải lại trang web có chứa link cần đo sự kiện và nhấp vào link đó.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 4

Chọn chế độ xem trước

Lúc này sẽ xuất hiện một bảng dữ liệu Google Tag Manager để bạn xem ID của link đó.

Bạn chọn mục Click => Variables => Tìm Click ID của link.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 5

Xác định ID bằng Google Tag Manager

Lưu ý: Nếu liên kết bạn cần đo sự kiện chưa có thuộc tính ID bạn có thể nhờ đội kỹ thuật thêm vào trước khi thực hiện.

Bước 2: Kích hoạt các biến

Để sử dụng trình kích hoạt và tạo thẻ trong Google Tag Manager bạn cần kích hoạt tất cả các biến form, click và page bằng cách vào Workspace => Variables => Configure và tick chọn tất cả các biến trên để kích hoạt.

Tạo sự kiện Google analytics event 1

Kích hoạt biến trong Google Tag Manager

Bước 3: Tạo một trigger mới

Chọn Workspace => Triggers => New

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 6

Tạo trigger mới

Sau đó, bạn hãy thiết lập tương tự như SEO VietNam:

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 7

Cấu hình một trigger

  • (1) Điền tên của trigger.
  • (2) Chọn loại trigger là Click – All Elements.
  • (3) Chọn Some Clicks.
  • (4) Thiết lập điều kiện cho loại trigger này là “Click ID equals testclicklink” từ là đo sự kiện click trên liên kết có ID là testclicklink.
  • (5) Nhấn Save để lưu.

Bước 4: Tạo một thẻ mới để gửi sự kiện click vào Google Analytics.

Vào Workspace => chọn Tags => New để tạo thẻ mới.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 8

Tạo một thẻ mới

Cấu hình thẻ mới như sau:

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 9

Cấu hình thẻ mới cho sự kiện click

  •  (1) Điền tên thẻ muốn tạo.
  • (2) Chọn loại liên kết với thẻ là Google Analytics.
  • (3) Chọn loại theo dõi là Event.
  • (4) Thiết lập các thành phần của sự kiện như mục 2.1.
  • (5) Chọn True.
  • (6) Cài đặt mã Google Analytics. Ở mục này nếu bạn chưa cài trước đó thì vào Google Analytics phần Admin => Tracking info => Tracking code => Tracking ID.
  • (7) Chọn một trigger vừa tạo ở bước 3.
  • (8) Nhấn Save để lưu.

Bước 5: Kiểm tra thẻ đã được kích hoạt chưa

Bạn chọn chế độ xem Preview => tải lại trang web cần theo dõi sự kiện => nhấp vào link đã thiết lập sự kiện.

Nếu kết quả phần Tags Fired On This Page hiển thị sự kiện bạn vừa tạo cho thấy bạn đã thành công.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 11

Kiểm tra sự kiện vừa tạo

Sau đó hãy nhấp Submit để xuất bản sự kiện vừa tạo.

2.4 Thiết lập mục tiêu – sự kiện trên Google Analytics

Bước 1: Vào Google Analytics chọn Admin => Goals => New Goal.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 12

Tạo mục tiêu mới cho sự kiện

Bước 2: Chọn Custom => Continue.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 13

Thiết lập mục tiêu

Bước 3: Cấu hình chi tiết cho loại mục tiêu này.

  • (1) Đặt tên mục tiêu.
  • (2) Chọn ID cho mục tiêu.
  • (3) Chọn loại mục tiêu là Event.
  • (4) Nhấn Continue để tiếp tục.
Tạo sự kiện Google analytics event tracking 14

Cấu hình cho mục tiêu

Bước 4: Điền các danh mục sự kiện theo đúng như sự kiện bạn đã tạo bên trên, sau đó nhấp nút Save để lưu kết quả.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 15

Tạo sự kiện cho mục tiêu

Bên cạnh tạo mục tiêu sự kiện bạn có thể tạo thêm nhiều loại mục tiêu khác trong Google Analytics. Xem ngay: Hướng dẫn chi tiết cách tạo các loại mục tiêu.

3. Lưu ý khi tạo sự kiện Google Analytics Event Tracking

3.1 Đặt các trường sự kiện theo thứ tự nhất định

Quy tắc sắp xếp các trường sự kiện sẽ tuân theo thứ tự sau:

Event Category => Event Action => Event Label => Event Value

Vì vậy, khi tạo đoạn mã sự kiện bắt buộc bạn phải sắp sếp theo đúng thứ tự trên, nếu không event tracking sẽ hoạt động không chính xác hoặc thậm chí không hoạt động.

Ví dụ 1: sắp xếp đúng thứ tự.

 ga(‘send’, ‘event’, ‘Tải tài liệu‘ , ‘Click‘ , ‘Tài liệu SEO’ , ’10’);

Ví dụ 2: sắp xếp sai thứ tự.

 ga(‘send’, ‘event’, ‘Click‘ , ‘Tải tài liệu‘ , ‘Tài liệu SEO’ , ’10’);

Lúc này, “Click” được xem là event category, “Tải tài liệu” là event action.

Ví dụ 3: sai event

 ga(‘send’, ‘event’, ‘Tải tài liệu‘ , ‘Click‘ , ’10’);

Trường hợp này, “10” được hiểu là event label không phải event value. Vì vậy, bạn nên bỏ trống event label thành  ga(‘send’, ‘event’, ‘Tải tài liệu‘ , ‘Click‘, ”,’10’);

3.2 Không đặt tên Event Action giống nhau trong cùng một sự kiện

Trong cùng một danh mục sự kiện (Event Category) nếu có hai hành động sự kiện (Event Action) giống nhau mặc dù nhãn sự kiện (Event Label) khác nhau thì Google Analytics vẫn tính là một hành vi. Vì vậy, khi tạo sự kiện không nên để tên Event Action giống nhau nếu bạn muốn xem 2 kết quả khác nhau trên cùng sự kiện đó.

Ví dụ: 

 ga(‘send’, ‘event’, ‘Videos‘ , ‘Play‘ , ‘Huong-dan-su-dung-Google-Analytics’ , ’10’);

 ga(‘send’, ‘event’, ‘Videos‘ , ‘Play‘ , ‘Huong-dan-su-dung-Google-Trend’ , ’10’);

Với sự kiện này, mặc dù khách hàng sẽ nhấp vào hai video khác nhau để xem nhưng vì được đặt chung một hành động là Play nên Google Analytics chỉ tính Event unique là một. Để khắc phục tình trạng này, bạn hay đặt Event Action theo tên của từng video như sau:

 ga(‘send’, ‘event’, ‘Videos‘ , ‘Play-Google-Analytics‘ , ‘Huong-dan-su-dung-Google-Analytics’ , ’10’);

 ga(‘send’, ‘event’, ‘Videos‘ , ‘Play-Google-Trend‘ , ‘Huong-dan-su-dung-Google-Analytics’ , ’10’);

3.3 Điền sai giá trị sẽ dẫn đến lỗi tracking

Khi tạo sự kiện trong Google Analytics, các giá trị trong từng thành phần của của sự kiện sẽ được quy định như sau:

  • Event Category, Event Action,  Event Label: giá trị văn bản ở dạng text.
  • Event Value: giá trị là số.

Vì vậy, khi bạn điền sai các giá trị này sẽ khiến Google Analytics không hiểu được, ảnh hưởng đến kết quả đo sự kiện.

Ví dụ sự kiện:  ga(‘send’, ‘event’, ‘Click‘ , ‘Tải tài liệu‘ , ‘Tài liệu SEO’ , ’10s’); sẽ bị lỗi vì event value ở dạng text.

4. Cách xem kết quả báo cáo  sự kiện trên Google Analytics

Để xem kết quả báo cáo sự kiện trên Google Analytics bạn vào Real -Time => Top Event => chọn trước 30 phút để xem kết quả.

Tạo sự kiện Google analytics event tracking 16

Hoặc bạn có thể xem bằng cách chọn một chế độ xem => vào mục Behaviour => Event => Overview.

Tạo sự kiện trên Google Analytics 6

Cách xem báo cáo sự kiện trên Google Analytics

Sau đó, kết quả báo cáo sự kiện sẽ xuất hiện như sau:

#Overview

Cung cấp tổng quan các số liệu và sự kiện đang được theo dõi trên trang web của bạn.

google analytics events a

Kết quả báo cáo trong overview

Trong đó các chỉ số trên có ý nghĩa như sau:

  • Total events: tổng số hành động của khách hàng lên thành phần đang được theo dõi trên trang.
  • Unique events: tổng sốtương tác mà người dùng thực hiện trên thành phần đang theo dõi trong 1 phiên.
  • Event Value: giá trị của sự kiện. Nó được tính bằng cách nhân giá trị mỗi sự kiện với số lần sự kiện đó xảy ra.
  • Avg. Value: giá trị trung bình của mỗi sự kiện.
  • Sessions with Event: số phiên có ít nhất một sự kiện được kích hoạt.
  • Event/Session with Event: số sự kiện mỗi phiên.

#Top Event

Hiển thị thông tin về một số sự kiện đang đang diễn ra trên website của bạn. Trong mục này bạn có thể xem kết được kết quả chi tiết của từng sự kiện bằng cách nhấp vào từng mục như bên dưới.

Như kết quả đo lường sự kiện của website này cho thấy sự kiện Link có lượt hành động nhiều nhất là 50, sau đó các sự kiện còn lại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

google analytics events

Xem kết quả chi tiết của từng sự kiện

Xem thêm cách sử dụng Google Analytics:

5. Kết luận

Bạn tạo ra dữ liệu nhưng không thể kiểm soát và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với những gì mình tạo ra thì thật là lãng phí. Vì vậy, sử dụng sự kiện trong Google Analytics (Google Analytics Event Tracking) để theo dõi hành vi khách hàng là cách giúp bạn biết được khách hàng mình đang làm gì trên chính website của mình, thông tin mình tạo ra đã đủ hấp dẫn để người khác thực hiện hành động hay chưa.

SEO VietNam chuyên cung cấp các dịch vụ SEO chất lượng, nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO phù hợp, hãy điền vào thông tin bên dưới nhé!






      Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO






      Bài Viết mới nhất

      Bài viết liên quan