Nhận định sai về Copywriter ai cũng dễ mắc phải

Tác giả: | Chuyên mục: Content Marketing | Đăng ngày: 13/07/2021


Copywriter được nhiều người biết đến là cái tên “nổi trội” trong ngành Marketing tại thời điểm hiện tại và được rất nhiều người mong muốn trở thành. Cùng tìm hiểu Copywriter là gì? Và điểm qua những nhận định sai lầm về nghề Copywriter mà nhiều bạn trẻ mắc phải để định hướng rõ ràng hơn cho hành trình chinh phục nghề “sáng tạo nội dung”.

copywriter-la-gi-1

Copywriter là gì?

Để hiểu copywriter là gì cùng phân tích cái tên này xem. “Copy” là nội dung tiếp thị, quảng cáo (đừng nhầm tưởng là “sao chép” nhé) và “writer” là người viết nội dung. Vậy ghép lại ta được, Copywriter là người viết nội dung quảng cáo và tiêu chí là nội dung quảng cáo phải đủ hấp dẫn, thu hút khách hàng và khuyến khích họ thực hiện hành động. Có thể là nhấp vào link, để lại email, số điện thoại hoặc đặt hàng trực tuyến,…

Tại sao nghề Copywriter luôn HOT 

Copywriter là công việc đang rất hot và được rất nhiều bạn trẻ định hướng theo đuổi. Đây cũng là cái tên được nhiều nhãn hàng, thương hiệu vô cùng săn đón. Vậy lý do tại sao ngành này lại HOT như vậy?

  • Thời đại Marketing 4.0, không một thương hiệu nào không có nhu cầu truyền thông, quảng bá thương hiệu của mình rộng rãi đến khách hàng. Khi đó, Copywriter ra đời và trở thành “cầu nối” gắn kết khách hàng với thương hiệu. 
  • Một thương hiệu muốn tạo được “chỗ đứng” trên thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì cần tạo được khác biệt. Và người làm copywriter chính là nhân tố tạo nên “bộ mặt” thương hiệu, định hướng cách mà thương hiệu xuất hiện trước khách hàng.
  • Copywriter còn không ngừng “giảm nhiệt” bởi thu nhập khủng mà vị trí này mang lại. Công việc chắc hẳn đầy khó khăn và thách thức nhưng thành quả có được là đáng giá. 

Những lầm tưởng về Copywriter ai cũng dễ mắc phải

copywriter-la-gi-2

Copywriter chỉ việc “sao chép” và diễn giải lại

Khi được hỏi “bạn hiểu Copywriter là gì?”, nhiều người không hề ngần ngại khẳng định rằng “không phải ý nghĩa thể hiện hết qua cái tên sao?”: copy là sao chép và writer là người viết. Vậy ghép lại copywriter đơn giản chính là người sao chép và diễn đạt lại nội dung bằng từ ngữ. 

Thật ra, khẳng định trên không hoàn toàn sai khi bạn đã đoán đúng một nửa: writer là người viết. Còn “copy” không đơn giản như dịch nghĩa từ Anh sang Việt là sao chép mà cụ thể trong Marketing, copy có nghĩa rộng hơn để chỉ những nội dung dùng cho quảng cáo hay truyền thông thương hiệu. Và do đó mục đích của người làm copywriter chính là bám sát hành trình mua hàng của khách hàng, thu hút sự chú ý và thuyết phục họ đưa ra quyết định mua hàng.

Văn hay chữ tốt thì sẽ là copywriter giỏi

Chắc chắn ai cũng từng nghĩ viết văn tốt thì sẽ trở thành copywriter giỏi hay chỉ những người viết văn, viết báo mới có thể trở thành “người sáng tạo nội dung” thành công. Nhận định này được bắt gặp rất phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là những “newbie” mới vào ngành. 

Không ai có thể phủ nhận lợi ích mà việc viết tốt mang lại cho nghề Copywriter. Thế nhưng, bạn cần hiểu rằng, Copywriter có độ đặc thù nghề nghiệp riêng, nếu không người ta cũng không phân nó thành một vị trí khác mà không gọi là “nhà văn” hay “nhà báo”. Nhà văn chắc chắn giỏi ở mặt sử dụng ngôn từ trong viết lách nhằm mang đến những nội dung bay bổng, hấp dẫn độc giả và họ có định hướng riêng về phong cách viết của mình. Copywriter thì ngược lại, không chọn cho mình cách viết riêng, người làm sáng tạo nội dung phải biết cân chỉnh “ngòi bút” của mình với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu người làm copywriting không “biến hóa” mỗi ngày thì khó có thể thành công trên con đường chinh phục khách hàng. 

Viết nhiều sẽ thành hay

Khẳng định này đúng, nhưng chưa đủ. Trau dồi kỹ năng viết là một thói quen cực kỳ có ích bởi nó giúp bạn nhanh nhạy hơn trong cách sử dụng từ ngữ và viết rõ ràng, mượt mà hơn. Tuy nhiên, viết nhiều thôi chưa đủ, Copywriter còn cần nhiều hơn thế. Đó chính là đầu óc nhạy bén, kỹ năng quan sát, nhìn nhận sự vật, sự việc ở nhiều góc độ mới mẻ và sáng tạo thông qua câu chữ. 

Nói cách khác, một copywriter giỏi còn cần kiến thức đủ sâu rộng và sự trải nghiệm để có cái nhìn sâu sắc về mọi điều. Vậy đã biết mình đang thiếu gì chưa? Không chỉ viết mà hãy tìm hiểu và trải mình, ngòi bút của bạn sẽ thực sự trở nên phong phú và có giá trị. 

Copywriter và Content Writer là MỘT

Nghe tên hai vị trí này bạn có lẽ cũng đã từng hoặc đến bây giờ vẫn nhầm lẫn chúng là một đúng chứ? Rất rất nhiều người chưa thể phân biệt được giữa Copywriter và Content Writer, từ các bạn mới vào ngành hay thậm chí là người làm Marketing lâu năm. 

Để phân biệt được Copywriter và Content Writer, rõ nhất là dựa vào mục đích viết content ở từng vị trí: 

  • Content Writer viết với mục đích rõ ràng chính là mang đến những thông tin xoay quanh một chủ đề, lĩnh vực nào đó mà khách hàng đang quan tâm. Các nội dung này cần đảm bảo hữu ích và có giá trị, nghĩa là nó mang đến đúng câu trả lời cho những gì khách hàng đang tìm kiếm. 
  • Copywriter lại viết với mục đích hấp dẫn sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu

Tóm lại, nhờ vào content writer mà tăng độ nhận diện của khách hàng về thương hiệu, còn copywriter sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Người làm content writer nếu áp dụng được tính sáng tạo của copywriter thì nội dung càng hấp dẫn, copywriter vận dụng được sự logic của content writer thì nội dung mang đến khách hàng càng giá trị. 

copywriter-khac-content-writer

Copywriter luôn nói sai sự thật

Thêm một lầm tưởng nghiêm trọng nữa về Copywriter chính là “họ luôn nói dối”. Không chỉ khách hàng mà chính người làm nghề cũng có suy nghĩ tiêu cực về mình như vậy. Những người làm nội dung không hề “nói sai sự thật”. Việc của họ là dùng con chữ, câu từ để làm nổi bật lên mặt tốt của sản phẩm hay dịch vụ, mang đến những góc nhìn mà khách hàng chưa nhìn thấy ở thương hiệu. Có câu “tốt khoe xấu che”, vậy chẳng có gì là xấu khi “khoe” những điều tốt đẹp nhất đến mọi người. 

Có bằng cấp mới làm Copywriter được

Copywriter – nhà sáng tạo nội dung – nghe tên đã thấy “sang-xịn-mịn”. Vậy để trở thành Copywriter chuyên nghiệp có cần học qua trường lớp hay bằng cấp gì không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG nhé!!  

Nếu bạn muốn định hướng theo nghề Copywriter, cần trau dồi những kỹ năng cần có ở một người sáng tạo nội dung, đó là:

  • Kỹ năng quan sát, nghiên cứu
  • Kỹ năng viết thành thạo
  • Tư duy sáng tạo
  • Hiểu tư duy bán hàng
  • Kỹ năng dùng các công cụ hỗ trợ

Xác định xem khả năng của mình đến đâu và vạch ra lộ trình rõ ràng để chinh phục con đường trở thành Copywriter chính hiệu nhé. 

Kết

Trên đây SEOVietNam đã mang đến cho bạn những lầm tưởng mà ai cũng dễ mắc phải khi nghĩ đến công việc Copywriter. Vậy qua bài viết bạn đã có nhìn nhận đúng hơn về nghề này chưa? Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn có cái nhìn đúng về nghề Copywriter để có thể định hướng đúng cho nghề nghiệp nhé!

Bài Viết mới nhất

Bài viết liên quan