top of page

Website càng khó hiểu, càng đánh mất người xem

Như đã đề cập trong bài “Những lý do khiến website không tạo được thiện cảm với người lần đầu truy cập“, khác với khi vào cửa hàng, công ty có nhân viên hướng dẫn, chăm sóc. Trên website, người xem phải tự thân vận động để tìm ra những thông tin mình cần.

Và khi họ gặp một chỗ khó hiểu, không ai ở bên giải thích, sau vài giây suy nghĩ, đa phần họ sẽ bỏ qua phần nội dung đó trên website.

Website càng nhiều chỗ khó hiểu, khả năng không tiếp tục xem website và rời đi là khá cao.

Vậy đâu là những lỗi dẫn đến website khó hiểu trong mắt người xem? Sau đây là danh sách:


1. Slide banner

Slide banner thường được đặt trên trang chủ của website. Đây là nơi những nội dung nổi bật được hiển thị cho người xem. Đó có thể là một chương trình khuyến mãi hấp dẫn, một dòng sản phẩm mới ra đời, một sự kiện thu hút sắp diễn ra.

Những nội dung này sẽ được hiển thị dưới dạng hình ảnh là các banner. Và các banner này sẽ được dẫn link đến một bài viết để người xem có thể đọc chi tiết.

Cơ bản là vậy.

banner-tren-website

Banner có hình ảnh, mô tả và dẫn link tới bài viết chi tiết

#Banner không có mô tả rõ ràng

Tuy nhiên qua thời gian, nhiều người quên đi mục đích ban đầu của slide banner, khiến cho việc sử dụng slide ngày càng kém hiệu quả.

Người ta chỉ nhớ đây là slide hình ảnh. Rất nhiều website có slide chứa đến 7-8 hình. Nhưng những hình đó lại không có mô tả, không nói lên một điều gì thực sự nổi bật và có ý nghĩa.

website-thieu-mo-ta

Banner không có lời mô tả

Điều khó hiểu ở đây sẽ là gì? Người xem nhìn vào họ sẽ tự hỏi hình này đang nói về cái gì? Có gì thú vị mà tôi nên biết? Chủ website đang có muốn nói gì với tôi?

Không một câu trả lời, và người xem tiếp tục kéo xuống bên dưới coi thông tin.

Như vậy dù nằm ở vị trí rất đắc địa, ai vào website cũng thấy đầu tiên, nhưng banner không mang lại lợi ích gì cho cả người xem lẫn chủ website. Với những website có slide chứa quá nhiều hình, nó còn khiến trang web đó tải nặng và chậm hơn.

#Banner không có dẫn link chi tiết

Ngược lại có những banner rất đẹp, rất thu hút.

Ví dụ như banner giới thiệu về một chương trình khuyến mãi. Người xem thấy khá thích thú và muốn biết cụ thể như thế nào. Nhưng khi bấm vào banner không thấy nội dung chi tiết.

Vậy họ phải làm gì tiếp theo? Cố gắng lùng sục trên website xem có chỗ nào nói về thông tin này không. Chi tiền gọi điện thoại cho cửa hàng hay công ty đó. Tìm chỗ chat trực tuyến trên website, hoặc kiếm địa chỉ fanpage để chat? Quá vật vã.

Cái này giống như chủ website đang thả lưới nhưng quên kéo lưới. Và thông thường là người xem không đủ khao khát, hứng thú, họ sẽ bỏ qua banner đó.

2. Chứng nhận sản phẩm

Một website có nhiều chứng nhận và giải thưởng, cho người xem thấy được thành quả mà công ty ấy đã đạt được. Thật đáng tự hào!

Nhưng đó là cảm nhận của người chủ website, còn người xem có cảm nhận được không, nếu không có một lời giải thích chiếc cup, logo đó là giải thưởng gì.

Bản thân tôi chỉ nhận diện được 1 loại chứng nhận duy nhất là hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngoài ra, hầu như tôi đều không rành.

Vì thế hình ảnh chứng nhận sản phẩm không có mô tả giới thiệu sẽ trở nên tối nghĩa trong mắt người xem.

chung-nhan-san-pham

Bạn có biết những chứng nhận này là chứng nhận gì không?

3. Thiếu link

Trong bài viết có một câu hướng dẫn là: “để xem chi tiết, bạn hãy bấm vào đây”. Với sự ngây thơ và niềm tin vào chủ website, người xem nhấn vào. Tuy nhiên, không có gì xảy ra. Không có bài viết chi tiết nào xuất hiện. Cứ như họ bị chơi khăm.

Thực tế, không hẳn chủ website đang chơi người xem, nguyên nhân đa phần là do sơ suất trong khâu biên tập nộ i dung, quên chèn URL vào.

Những lỗi này khá nhỏ, người chủ website sẽ khó mà phát hiện được. Tuy nhiên nó lại khiến người xem khó hiểu và khó chịu.

link-nhan-vao-khong-duoc

Trang web nói rằng bạn có thể “Xem chi tiết”, nhưng không, bạn không thấy được gì cả.

4. Nội dung bị trống

Nội dung trống xuất hiện khá nhiều trên các website. Nguyên nhân là do người chủ website không rành về kỹ thuật, nên dù họ chưa có nội dung đó, nhưng họ muốn bên thiết kế website tạo sẵn mục trên website để sau này tiện cập nhật, bổ sung.

noi-dung-website-bi-trong

Tuy nhiên, làm như vậy là chúng ta đang ưu tiên cho sự thuận tiện của mình, mà không quan tâm nhiều đến người xem.

Nội dung trống khiến người xem bị hụt hẫng, vì bấm vào nhưng không thấy nội dung muốn xem. Đáng tiếc hơn, nếu website có nhiều nội dung trống, họ có thể cho rằng website chưa đầy đủ nội dung, chưa được hoàn thiện.

5. Tiêu đề và nội dung không liên quan

Đây là những website khá hài hước, theo kiểu râu ông này cắm cằm bà kia.

Ví dụ ở đây trên trang web, chúng ta có tiêu đề và nội dung bên dưới hoàn toàn khác nhau.

tieu-de-va-noi-dung-khong-lien-quan

Đâu mới là nội dung đúng?

Một ví dụ khác, trên trang danh sách dịch vụ có “Dịch vụ vệ sinh trường học”, tuy nhiên khi bấm vào lại xuất hiện nội dung của “Dịch vụ vệ sinh kho xưởng”.

Các lỗi này thường hiếm khi xảy ra, nhưng không phải là không có. Do đó cần sự chăm chút, tỉ mỉ của người chủ website, để đảm bảo người xem truy cập đúng thông tin họ đang muốn xem.

6. Giá 0đ

gia-0-d

Bạn có ngạc nhiên khi thấy những sản phẩm 0đ trên website.

Nguyên nhân của tình trạng này là do người thiết kế website làm chưa tới. Một số sản phẩm không nhập giá, hoặc để giá liên hệ, nếu làm không kỹ sẽ bị dẫn tới tình trạng này.

Bản thân tôi thì thấy khá bình thường, do đã xem qua khá nhiều website bị lỗi này. Nhưng nếu đó là lần đầu tiên người xem nhìn thấy, hẳn là họ ngạc nhiên dữ lắm.

7. Trang giới thiệu bị để trống

Lỗi này có thể gộp vào mục “Nội dung bị trống”, tuy nhiên tôi tách ra thành mục riêng vì đây là trang Giới thiệu.

Lần đầu tiên, tôi gặp một website có trang Giới thiệu hoàn toàn để trống. Có thể người chủ website là một người khá ít nói, trầm tính, và cảm thấy công ty chưa có gì nổi bật để giới thiệu với người xem.

Đùa một chút cho thoải mái. Quay trở lại vấn đề, trang giới thiệu cho người xem biết công ty đó như thế nào. Tôi đã từng nói rằng, lần đầu tiên truy cập vào website, người xem sẽ không biết bạn là ai, họ hoàn toàn mù tịt về bạn.

Do đó, dù công ty của bạn mới thành lập, hoặc bạn kinh doanh một lĩnh vực khá thông thường, hãy cố gắng miêu tả chút ít. Ban đầu có thể khá sơ sài, nhưng dần dần chúng ta sẽ chỉnh và thêm vào sau.

8. Khuyến mại

Một lỗi khá thú vị và xảy ra với các trang bán sản phẩm.

Thông thường trên trang chủ sẽ có những danh mục sản phẩm như: Sản phẩm hot, sản phẩm mới, sản phẩm khuyến mại.

Trong đó, sản phẩm khuyến mại sẽ được khá nhiều người xem chú ý tới.

Đáng tiếc, một số website cũng có danh mục sản phẩm khuyến mại, nhưng lại không nói rõ là đang khuyến mại cái gì. Giá không thấy giá giảm, trong nội dung không thấy các ưu đãi đi kèm.

Đó giống như một sản phẩm bình thường được thêm vào danh mục khuyến mại.

Điều này khiến người xem khó hiểu và không thoải mái.

KẾT

Vẫn còn rất nhiều lỗi khó hiểu thường gặp dễ dàng đánh mất người xem, tôi sẽ cố gắng tổng hợp và liệt kê trong những bài viết tới.

Trang Lê

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page