top of page

5 đặc trưng của SEO mà mọi CEO cần phải biết

Công việc chính của CEO là lãnh đạo chứ không phải biết tất tần tật về cách tối ưu website và các thẻ meta.

Tuy nhiên, để điều hành thành công trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, các CEO cần phải biết ít nhất 5 đặc trưng cơ bản của SEO.

Nếu các CEO hiểu được 5 đặc trưng cơ bản dưới đây, họ sẽ dễ dàng vượt mặt các đối thủ ngang hàng hiện nay và giúp công ty thành công hơn nữa.

1. SEO cần thời gian

Không có phương thức nào có thể thực hiện nhanh trên mảng Marketing nói chung và Online Marketing nói riêng. SEO cũng không phải là một ngoại lệ.

Để có thể đạt được thứ hạng đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm, chúng tôi phải làm việc vất vả với những cố gắng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng. Nhiều CEO đo đếm doanh thu bằng thời gian. Họ nghĩ rằng giới kinh doanh đều trở nên thịnh vượng với các lợi nhuận ngắn hạn chỉ bằng ¼ khoảng thời gian bỏ ra.


dau ngoặc kép

Khi các CEO hiểu được SEO, họ sẽ hiểu được giá trị của nó nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn và ít hi vọng về kết quả của nó đối với công ty trong thời gian ngắn.

2. SEO cần đầu tư chi phí

SEO không phải là miễn phí.

Nếu có một thứ mà các CEO quan tâm hơn thời gian thì đó là tiền. Trong tâm trí của một CEO bao giờ cũng bị cuốn theo các chi phí dự án, doanh thu, lương thưởng, thu nhập, nợ nần, chi phí Marketing và nhiều thứ khác nữa. Trên thực tế, một CEO cần phải ghi nhớ rằng SEO tốn chi phí.

Các công ty chi trả tiền cho SEO vào các khoản sau:

  1. Cộng tác viên làm SEO: chi phí cho một cộng tác viên SEO tốt thì không rẻ chút nào.

  2. Báo cáo: SEO liên quan đến những con số. Mọi quyết định đều phải dựa trên dữ liệu. Trong đó báo cáo dựa trên một lượng khổng lồ các con số, được thống kê bởi các phần mềm có phí hoặc miễn phí như Google Analytics.

  3. Dịch vụ tư vấn SEO: Nhiều công ty thuê dịch vụ tư vấn SEO bằng hợp đồng hay trả tiền hàng tháng nhằm được tư vấn về các hoạt động SEO tốt nhất. Khi đó, nhiều chuyên gia có kỹ năng và hiểu biết sẽ vào cuộc. Chi phí tư vấn SEO hàng tháng có thể tốn ít nhất vài trăm ngàn cho đến vài triệu.

  4. Xây dựng link: Nhiều công ty bỏ tiền ra cho để xây dựng link. Tuỳ thuộc vào độ cạnh tranh từ khoá mà việc xây dựng sẽ tốn ít hay nhiều.

Lưu ý: SEO sẽ mang lại lượng truy cập vào website của bạn thông qua kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google, Bing…, còn được gọi là Organic traffic. Dù gọi là truy cập tự nhiên, thì để có được nó, bạn cũng phải đầu tư tiền vào SEO.

Còn quảng cáo trên Google mang về lượng truy cập có trả phí, còn gọi là Paid search.

Các CEO cần phải nhận ra rằng có một sự khác nhau giữa paid search (công cụ quảng cáo) và organic search. Cả hai đều tốn chi phí.

3. SEO luôn thay đổi

Sự thật là SEO luôn thay đổi và bạn phải thích nghi với điều đó. Nó thay đổi về thuật toán, chiến lược, về kết quả, về cách thức tìm kiếm của người dùng…

Ngày hôm nay bạn xếp hạng nhất, điều này không có nghĩa rằng ngày mai bạn sẽ tiếp tục giữ được vị trí đó.

Theo Matt Cutts, Google thay đổi thuật toán hằng ngày. Các kỹ sư phần mềm tạo ra 300 đến 500 thay đổi mỗi năm. SEO rất “thoáng” trong các thay đổi. Chúng ta không thể kiểm soát được nó. Mặc dù hầu hết các thay đổi đều nhỏ nhưng chúng đều có ảnh hưởng.

Tuy nhiên, vẫn có thay đổi lớn. Thay đổi các thuật toán chính có thể tạo ra nhiều cạnh tranh điên rồ trong cộng đồng tìm kiếm nhằm thống trị thế giới SEO.

4. SEO tập trung nhiều vào mảng nội dung

Một hiểu lầm về SEO đó là SEO chủ yếu về các mánh khóe kỹ thuật và kỹ xảo.

Không phải như vậy. SEO cần các vật liệu kỹ thuật như tạo ra các sitemap.xml, tối ưu hóa các robots.txt, các thẻ meta…

Để thống trị thế giới SEO, một công ty cần phải chú trọng đầu tư nhiều vào chất lượng nội dung.

SEO chính là marketing nội dung. Để SEO thành công, bạn phải làm Marketing nội dung.

5. Không nên tách rời SEO khỏi các bộ phận khác

Hiện tại ở nhiều công ty, SEO hoạt động một cách độc lập, nhiều như tách rời với những bộ phận khác. Tuy nhiên điều đó khiến cho việc làm SEO trở nên kém hiệu quả, hoặc không kế thừa được những dữ liệu mà SEO mang lại.

SEO cung cấp các dữ liệu có giá trị và những bộ phận khác cần phải truy cập được những dữ liệu này. Hơn nữa, quá trình xử lý thông tin của SEO có ảnh hưởng đến các bộ phận kinh doanh.

Cụ thể:

  1. Người làm SEO sẽ hướng dẫn cho bộ phận viết bài cách viết chuẩn SEO. Từ đó bài viết không những hay mà còn dễ dàng được tìm thấy trên Google.

  2. Họ giúp định hướng nội dung website, tránh để nội dung lan man, chung chung mà sẽ xoay quanh những vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm tìm kiếm.

  3. Dữ liệu của họ sẽ giúp kiểm tra xu hướng tìm kiếm của người dùng.

  4. Kết hợp với bộ phận quảng cáo Mạng xã hội. Công ty thực hiện chạy quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Sau đó khách hàng có thể vào công cụ tìm kiếm để tra cứu thêm thông tin. Lúc này các bài viết của SEO đã có mặt sẵn để chào đón họ.

Kết luận: SEO không phải là giải pháp mà là chiến lược.

Sự thật là hiện nay các công ty đang khẩn trương thực hiện SEO. Tuy nhiên, SEO không phải là cách thức giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến doanh thu hay sự phát triển  của công ty.

Cách tốt nhất để tiếp cận SEO là hãy xem nó như một chiến lược cần thiết và đầy hiệu quả. Một CEO phải chú tâm vào SEO không phải với hi vọng “chữa lành tất cả các vết thương” mà là sẵn sàng thi hành các chiến thuật.

SEO không phải là mánh khóe kỹ thuật, cũng không phải là giải pháp mà là chiến lược. Chiến lược này không dễ gì thấy được hiệu quả tức thời trong một thời gian ngắn và cần phải kết hợp với nhiều bộ phận kinh doanh khác.

Đây chính là những đúc kết về SEO qua thực tế mà mỗi CEO cần phải hiểu được để tái định vị tầm quan trọng của SEO đối với sự thành công của công ty. 

Nguồn tham khảo: SearchEngineJournal

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page