top of page

Có điều nào làm cạn kiệt niềm đam mê của bạn cho SEO?

Cho dù bạn là một cựu chiến binh trong ngành hay chỉ mới là một newbie về SEO. Chúng ta không thể phủ nhận rằng Digital Marketing nhìn chung và SEO nói riêng là một lĩnh vực thú vị.

Bạn phải cập nhật thông tin thường xuyên, thử nghiệm nhiều cách như một nhà nghiên cứu khoa học thực thụ. Điều này giải thích “niềm vui ranking” của các SEOer, đặc biệt là những Fresher lần đầu thành công.


Tuy nhiên, SEO không phải lúc nào cũng thú vị. Đây là một nghề đòi hỏi lòng kiên nhẫn, sự tỉ mỉ và tính phân tích, khả năng cập nhật cao. SEO thường được ví von nhưng một trò chơi “chậm” mà có thể mất rất nhiều năm để thật sự gặt hái được thành công. Chính vì thế, SEO đôi khi gây chán nản là điều dễ hiểu.

dam-me-seo

Vậy, điều gì làm bạn cạn kiệt niềm đam mê với SEO và làm cách nào để khắc phục đây?

1. Khách hàng không hiểu tôi làm gì!

Một SEOer đã tâm sự rằng mới đây, anh vừa nhận được email của một khách hàng hỏi về việc “tại sao từ khoá đã mua mà vẫn bị tuột TOP” hay khách hàng khác lại hỏi “tại sao đã làm 2 tháng mà vẫn chưa thấy kết quả?”

Thật ra, nỗi ám ảnh lớn nhất của một người làm SEO chính là: Khách hàng không hiểu bạn đang làm gì. Và việc giải thích nó một cách rõ  ràng và logic lại khá… phiền phức!

Thuật toán thay đổi liên tục, và SEO thật sự là một quy trình đòi hỏi tính chuyên môn mà bạn chẳng thể nào trong một buổi nói chuyện giải thích cặn kẽ và thuyết phục cho khách hàng.

Việc mọi nỗ lực, cố gắng và nghiên cứu của mình không được công nhận rất dễ gây ra sự chán nản và khó chịu. Quả là một nghề không dễ ăn chút nào.

Vậy làm sao để thoát khỏi trạng thái này?

#Hãy thử “giáo dục”

Thật ra, tố chất chung của các SEOer thành công chính là khả năng giảng dạy, giải thích của họ. Tại sao bạn có thể dành hằng ngày/tuần chỉ để nghiên cứu một chiến thuật SEO mới, mà lại không thể dùng chút thời gian tổng hợp, định nghĩa và giải thích cho những kiến thức này.

Điều này không chỉ giúp bạn hệ thống kiến thức mà còn là cách khẳng định với mọi người xung quanh giá trị của những điều bạn đang làm (dĩ nhiên, dưới ngôn ngữ họ có thể hiểu nhé!).

Thật ra cũng khá bực bội khi phải giải thích từng chút về từng bước mà bạn đang làm. Nhưng so với cảm giác chán nản khi giải thích với khách, thì tin tôi đi, bạn sẽ thích sự bực bội này hơn đấy!

#Đưa ra hệ thống ngay từ đầu

Lấy ví dụ như khách hàng đã đề cập ở trên, để tránh những trường hợp đó. Hãy note ra những kiến thức cơ bản. Những khoản mục tối thiểu để đảm bảo khách hàng được cung cấp kiến thức và hiểu rõ những nỗ lực của bạn.

Và, đôi khi đưa ra một chút về quy trình cũng như mức độ khó khăn của chiến dịch cũng là một cách giúp khách hàng hiểu rõ bạn.

2. Tôi không thể làm hài lòng khách hàng

Đó là điều mà một SEOer nhiệt huyết đã nói ra. Bởi, kể cả khi anh đã làm đủ tốt, nhưng điều đó “never good enough” ( không bao giờ đủ tốt) với khách hàng. Thật tệ hại làm sao!

Mỗi tuần, anh đều nhận được mail phàn nàn về một công việc gì đó mà anh đã làm. Và điều này, nhất là đối với một SEOer cầu toàn thì thật là khó chấp nhận:

  1. Organic traffic đã tăng lên đến 200% nhưng tại sao từ khoá ấy vẫn chưa lên TOP?

  2. Organic traffic đã tăng đến 50% so với năm ngoái. Nhưng sao nó không thể tăng nhiều hơn?

Áp lực đến từ những vấn đề tưởng chừng không thể chấm dứt ấy chính là con dao sắc bén chấm dứt đam mê của bất kì SEOer nào.

Những lúc này nên làm thế nào?

#Hãy ăn mừng mọi thành công bạn có

Hãy giúp ngày tươi hơn bằng cách ăn mừng mọi chiến thắng mà bạn có. Kể cả đó chỉ là việc lên TOP của nhóm từ khoá chỉ tầm dưới 100 search volume. Điều này sẽ giúp bạn điều khiển được cảm xúc tiêu cực của mình và biến nó thành tích cực.

#Đừng ngại nhờ sự giúp đỡ

Khi gặp quá nhiều áp lực từ những câu hỏi/kì vọng của khách hàng, hay bất kì một vấn đề ngoại cảnh nào đó, đừng ngại nói ra. Việc giao tiếp sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.

Và dĩ nhiên, khi bạn ở đúng team, họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn!

3. Thật khó khăn để bắt kịp các xu hướng SEO

SEO là một nghề đòi hỏi sự cập nhật liên tục và tính nhạy bén cao. Mỗi ngày, các SEOer đều có rất nhiều thứ để học. Và đôi khi, bạn cảm thấy bản thân mình bị “lạc” giữa một rừng kiến thức. Không biết bắt đầu từ đâu và càng không biết kết nối thế nào.

Áp lực từ sự tụt hậu này dần gây ra chán nản và khiến bạn bỏ nghề.

Hãy suy nghĩ thoáng ra!

SEO nhìn chung không có một quy chuẩn kiến thức nhất định. Sau một thời gian làm nghề, bạn có thể biết một chút về design UX dù bạn chẳng phải designer. Hay bạn cũng chẳng phải là dân code, nhưng lượng kiến thức về HTML hoàn toàn đủ để bạn giải quyết vấn đề.

Nhìn chung, bạn học được rất nhiều kĩ năng trong quá trình phát triển. Điều này ở mỗi người là mỗi khác (tuỳ vào tính chất công việc/dự án). Vì thế, hãy tập trung vào những gì bạn giỏi và đừng cố gắng so sánh bản thân với bất kì một ai khác.

Kết

Mất lửa nghề là một trạng thái mà chắc chắn SEOer nào cũng phải trải qua. Nhưng điều quan trọng là bạn nhận ra và giải quyết tốt cảm xúc của mình. Đừng để những cảm xúc tiêu cực làm bạn quên mất sự đam mê đối với những buổi đầu đến với SEO.

Dịch: SEO VIETNAM

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page