Fetch as Google là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Tác giả: | Chuyên mục: Google Tools  /  Tin tức SEO | Đăng ngày: 01/02/2017


Để tìm ra và hiểu các vấn đề liên quan đến công cụ tìm kiếm nhằm tối ưu hóa trang web của bạn, Google Search Console lại là công cụ tuyệt vời hơn cả. Một trong những tùy chọn cực kỳ hữu ích của công cụ này chính là Fetch as Google. Thế nhưng, không phải SEOer nào cũng hiểu và áp dụng tiện ích “Tìm nạp như Google” một cách hiệu quả.

fetch-as-google

1. Fetch as Google là gì?

Fetch as Google (Tìm nạp như Google) được biết đến là một trong những tiện ích của công cụ Google Search Console (hay Google Webmaster Tool). Tiện ích này ra đời với mục đích kiểm tra: 

  • Liệu Google có thể tiếp cận và thu thập dữ liệu trên một trang bất kỳ trên website của bạn không?
  • Thông tin bạn viết trên website được Google tiếp nhận dễ dàng và hiểu đúng những gì bạn đang đề cập.

Nói một cách đơn giản, Fetch as Google là công cụ giúp index link nhanh chóng và hiệu quả, giúp đảm bảo trang web xuất hiện một cách hiệu quả trên các công cụ tìm kiếm.

2. Tại sao phải sử dụng Fetch as Google?

Người làm SEO có lẽ đã quá hiểu rõ vai trò của nội dung chất lượng, hữu ích và hấp dẫn người đọc. Thế nhưng, content bạn bỏ công nghiên cứu, viết bài và xuất bản trên các blog, website không được Google Index thì công sức thật “đổ sông đổ bể”. Khắc phục vấn đề đáng lo ngại này, Fetch as Google ra đời như một giải pháp cực kỳ hữu ích với nhiều tính năng: 

  • Submit trang web nhằm thu thập thông tin và lập chỉ mục bất cứ khi nào có sự thay đổi về nội dung.
  • Xác định trạng thái index hay chưa của bất kỳ trang web nào dựa trên domain đã submit
  • Phát hiện và khắc phục các vấn đề về trang web nhằm cải thiện hiệu suất trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
  • So sánh khác biệt giữa phiên bản trực tiếp và trang được thu thập thông tin 
  • Index link bài viết mới nhanh chóng nhằm bảo vệ tác quyền trên các trang web. 

3. Cách sử dụng Fetch as Google

Để sử dụng Fetch as Google, bạn cần phải có tài khoản Google Search Console và thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 1: Bạn đăng nhập Google Webmaster Tool và vào đường dẫn sau:

https://www.google.com/webmasters/tools/googlebot-fetch 

Bước 2: Copy đường link URL muốn index và dán vào ô trống. Để trống ô nếu bạn chỉ muốn kiểm tra trang chủ. 

fetch-as-google-1

Bước 3: Bạn có thể tùy chọn loại kiểm tra trên Desktop hoặc Mobile. Sau đó chọn Fetch hoặc Fetch and Render. 

Fetch as Google đưa ra 2 lựa chọn cho bạn: 

  1. Fetch – kiểm tra nhanh: dùng để kiểm tra các lỗi cơ bản, kết nối hoặc các vấn đề liên quan đến bảo mật.
  2. Fetch and render – kiểm tra sâu hơn: tại đây Google không chỉ thu thập dữ liệu mà còn hiển thị cho bạn xem giao diện trang web dựa trên những thông tin mà Google thu thập được. Sau khi thực thi xong, kết quả sẽ được liệt kê tại bảng bên dưới.

fetch-as-google-2

Nếu status là:

  • complete: nghĩa Google có thể tiếp cận được với trang web, thu thập và lấy được tất cả thông tin, source…. trên đó. Sau khi tìm nạp thành công, nhấp vào trạng thái (status) và xem trang được kết xuất bởi Googlebot trong tab “Rendering”.
  • partial: Google không thể tiếp cận toàn bộ source của trang đó, nếu lúc nãy bạn sử dụng Fetch để kiểm tra, thì hãy Fetch and Render lại URL đó. Kết quả nhận được sẽ là list các tài nguyên bị chặn (block) được liệt kê bởi Google.

fetch-as-google-3

4. Fetch as Google có còn khả dụng?

Hiện nay, Google đã loại bỏ chức năng index nhanh Fetch as Google ra khỏi list công cụ của mình. Thay vào đó, tiện ích này đã được thay thế bằng URL Inspection trong giao diện mới của Google Search Console. Vậy phiên bản nâng cấp này có gì mới và cách sử dụng có gì khác biệt? 

4.1. URL Inspection có các tính năng

URL Inspection là phiên bản với tên gọi mới của Fetch as Google. Tiện ích này vẫn giữ được các tính năng cơ bản “tìm nạp như google” đã có trước đó, chính là:

  • Check index (hay kiểm tra trạng thái lập chỉ mục) của một trang web bất kỳ
  • Gửi yêu cầu index cho trang web nhanh chóng trong trường hợp chưa index
  • Yêu cầu lập chỉ mục lại đối với các trang có sự thay đổi về nội dung
  • Test Live URL – để xem tình trạng Index và tính tương thích với các thiết bị di động

4.2. URL Inspection sử dụng như thế nào?

Tương tự như cách dùng Fetch as Google phiên bản cũ, điều đầu tiên là bạn phải có tài khoản Google Search Console. Các bước tiếp theo cũng thực hiện cực đơn giản:

  • Nhấp vào tùy chọn URL Inspection ở thanh menu bên
  • Nhập đường dẫn URL muốn thu thập thông tin vào ô trống và Enter. Chờ đợi trong vài giây để Google trả về kết quả URL đã được index hay chưa.
    • Nếu đã được index, màn hình sẽ hiển thị trạng thái “URL is on Google”

fetch-as-google-4

    • Nếu chưa index “URL is not on Google”, thực hiện nhấp chọn Request Indexing (Yêu cầu lập chỉ mục)

fetch-as-google-5

Sau bước này, Google sẽ gửi thông báo rằng URL của bạn đã được đưa vào danh sách đợi tới lượt index. 

Ngoài ra để biết thông tin chi tiết của trang được index, xem ngày tại Crawled Page. Hoặc chọn Test live URL để tìm nạp nội dung trực tiếp đồng thời so sánh với trang đã index. 

Tóm lại

Hy vọng bài viết mà SEOVietNam mang đến sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về công cụ tuyệt vời Fetch as Google hay giờ đây có tên gọi là URL Inspection. Đừng để tốc độ index chậm hay các vấn đề trang web làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn nhé! 

Bài Viết mới nhất

Bài viết liên quan