top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Search Intent là gì? Tăng traffic website bằng cách tối ưu search intent

Mỗi ngày Google nhận được hàng tỷ lượt truy vấn và tương tác từ người dùng internet với vô số những ý định tìm kiếm khác nhau – cái được gọi chung là Search Intent. Hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng internet có thể là thành phần bí mật đưa chiến lược SEO của bạn trở nên thành công. Vậy thực chất: “Search Intent là gì?”, làm sao để phân biệt ý định tìm kiếm của người dùng và cách tối ưu hóa Search Intent hiệu quả. Cùng SEOVietNam tìm hiểu xem!!


Search Intent là gì?

Search Intent (còn có thể gọi là User Intent) được biết đến là ý định tìm kiếm hay mục đích đằng sau mỗi lần truy vấn tìm kiếm của người dùng trên các công cụ tìm kiếm. Nói một cách đơn giản, tại sao người dùng lại thực hiện tìm kiếm này?: “Người dùng cần biết thông tin gì?”, “Họ đang muốn mua hàng?” hay “Họ đang tìm kiếm trang web cụ thể nào?”

search-intent-la-gi-1

Search Intent hay còn gọi là User Intent


Ví dụ: Chỉ với cụm từ truy vấn “bánh mì”, người dùng cũng có những ý định tìm kiếm khác nhau. Tìm kiếm công thức làm bánh mì có mục đích khác với tìm kiếm quán bánh mì ngon hay tìm kiếm về lịch sử ra đời của chiếc bánh mì. Mặc dù tất cả đều xoay quanh chủ đề duy nhất là “bánh mì” nhưng những người dùng đều có Search Intent khác nhau. 

Tại sao Search Intent lại quan trọng trong SEO?

Google quan tâm đến Search Intent

Đáp ứng mọi mục đích tìm kiếm của người dùng là mục tiêu chính của Google. Do đó, người làm SEO cần chú trọng vào Search Intent trong quá trình thực hiện SEO. Khi người dùng tìm kiếm một cụm từ khóa cụ thể và tìm thấy những thông tin không liên quan, điều đó sẽ gửi tín hiệu trở lại Google rằng các trang kết quả tìm kiếm đang không khớp với search intent của người dùng. 

search-intent-la-gi-2

Search Intent là yếu tố quan trọng đối với mỗi chiến lược SEO


Ví dụ: Nếu người dùng tìm kiếm “Cách download Proshow Producer FULL CRACK miễn phí” và họ nhận được một loạt các trang cài đặt phần mềm với bản quyền hoặc trả phí, người dùng sẽ bắt đầu các truy vấn khác mà không nhấp vào bất kỳ kết quả nào. Đây là tín hiệu cho Google thấy rằng những kết quả đó không phản ánh đúng ý định tìm kiếm của người dùng.

Các backlinks và các tín hiệu xếp hạng truyền thống khác của Google vẫn quan trọng. Nhưng nếu trang của bạn không đáp ứng Search Intent, trang web cũng sẽ không được xếp hạng cao trên Google. 

Mở rộng phạm vi tiếp cận ở từng giai đoạn vòng đời khách hàng

Nội dung của bạn càng cụ thể cho các mục đích tìm kiếm khác nhau, bạn càng có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn ở từng giai đoạn vòng đời khách hàng. Từ những người vẫn đang khám phá thương hiệu của bạn cho đến những người muốn chuyển đổi, bạn có thể tăng cơ hội tiếp cận tất cả họ bằng cách tập trung nỗ lực vào Search Intent phù hợp.

Cải thiện thứ hạng

search-intent-la-gi-3

Nắm rõ Search Intent là cách tốt để cải thiện thứ hạng trên SERPs


Bạn có thể phát triển một chiến lược liên kết nội bộ mạnh mẽ để báo hiệu cho Google rằng trang web của bạn bao gồm nội dung ở nhiều góc độ và đáp ứng ý định tìm kiếm khác nhau cho cùng chủ đề. Nếu người dùng tìm thấy nhiều thông tin liên quan mà họ đang tìm kiếm trên trang web của bạn, họ sẽ ở lại trang lâu hơn thay vì quay trở lại Google và thực hiện các truy vấn khác. Điều đó đồng nghĩa trang web của bạn đã hiểu đúng và đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng. Và đây cũng là tín hiệu đáng mừng vì Google sẽ đánh giá cao chất lượng trang, từ đó cải thiện thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm. 

Phân loại Search Intent

Mặc dù có vô số cụm từ tìm kiếm nhưng có thể phân loại thành 4 ý định tìm kiếm chính: Thông tin, Điều tra thương mại, Giao dịch và Điều hướng.

Thông tin

Với ý định tìm kiếm dạng thông tin, các kết quả trả về sẽ cung cấp đến người dùng kết quả hiển nhiên là… thông tin. Đây là một trong những ý định tìm kiếm phổ biến nhất của người dùng internet, họ luôn tìm kiếm câu trả lời cho vô số những nghi vấn. Kết quả tìm kiếm cho dạng Search Intent thông tin có thể ở dạng định nghĩa thứ gì đó, công thức hay hướng dẫn sử dụng,… 

Ví dụ:

  1. Cách nấu cháo gà

  2. Tủ quần áo tiếng anh là gì?

  3. Đường đến sân bay Tân Sơn Nhất

  4. Công thức lượng giác

Không phải tất cả các search intent thông tin đều ở dạng câu hỏi. Người dùng có thể tìm kiếm đơn giản, chẳng hạn như “Donald Trump”, để tìm kiếm những thông tin chung về vị cựu tổng thống Mỹ này. 

Điều tra thương mại

99% người dùng sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin trước khi sẵn sàng mua hàng. Họ sẽ sử dụng các công cụ tìm kiếm để thực hiện điều tra thêm về sản phẩm, thương hiệu hoặc dịch vụ. Người dùng ở đây đã qua giai đoạn nghiên cứu thông tin và đã thu hẹp trọng tâm vào một vài lựa chọn cụ thể. Họ sẽ bắt đầu so sánh các sản phẩm và thương hiệu khác nhau để tìm ra đâu là cái tốt nhất dành cho mình. Với những truy vấn này, người dùng có ý định tìm kiếm dạng điều tra thương mại. 

Những truy vấn của người dùng trong giai đoạn này thường cụ thể hóa hơn, ví dụ như:

  1. So sánh SEMrush với Moz

  2. Nên mua Foreo, Halio hay Pebble

  3. Review iphone XS

  4. Thương hiệu Pizza ngon nhất 

search-intent-la-gi-4

Có 4 loại Search Intent chính: thông tin, điều tra thương mại, giao dịch và điều hướng


Giao dịch

Với search intent giao dịch, người dùng đang tìm cách để mua hàng, đó có thể là một sản phẩm, dịch vụ hay trải nghiệm nào đấy. Dù là gì thì người dùng cũng đã xác định rõ về những gì họ đang tìm kiếm. Các truy vấn ở đây được cụ thể hóa hơn nữa với thương hiệu, nhãn hàng nào đó. Người dùng không còn nghiên cứu hay đánh giá sản phẩm mà đã chuyển sang bước tìm kiếm địa chỉ mua hàng.

Ví dụ:

  1. Mua túi Gucci

  2. Nơi bán iphone 12

  3. Pizza 4P’s mang về

Điều hướng

Search Intent điều hướng là ý định của người dùng đang tìm cách truy cập đến một trang web cụ thể và việc tìm kiếm nhanh trên Google thường dễ dàng hơn là nhập URL. Người dùng đôi khi cũng không chắc chắn về URL chính xác do đó sẽ có ý định tìm kiếm điều hướng. Những tìm kiếm này có xu hướng là tên thương hiệu hoặc tên trang web và có thể bao gồm các thông số kỹ thuật bổ sung để giúp người dùng tìm thấy một trang chính xác

Ví dụ:

  1. Đăng nhập Spotify

  2. Zalo cho PC

  3. Google Maps

Cách tối ưu hóa Search Intent để tăng traffic website

Khám phá ý định tìm kiếm 

Cách tốt nhất để nội dung của bạn có thể đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng, trước tiên hãy bắt đầu xem xét Search Intent cho từ khóa. Ví dụ: Từ khóa “mua máy tinh dầu” rõ ràng là search intent giao dịch. Nhưng từ khóa “dùng máy tinh dầu có giải tỏa căng thẳng không” lại là ý định tìm kiếm thông tin. 

search-intent-la-gi-5

Trước tiên cần xác định loại search intent dựa trên từ khóa


Ngay khi đã xác định được loại intent, tiếp tục kiểm tra ý định tìm kiếm của người dùng trên các trang top đầu. Bởi rõ ràng, các trang này đã vượt qua bài kiểm tra ý định của người dùng Google để có thể lên top trên SERPs. 

Tối ưu hóa cho trải nghiệm người dùng

“Làm cách nào để Google biết rằng một trang web phù hợp với Search Intent?” – bạn có thắc mắc điều này? Google sẽ xem xét dựa trên cách người dùng tương tác với SERPs. Nói cách khác, công cụ tìm kiếm này có thể biết mọi người có hài lòng với một kết quả tìm kiếm cụ thể hay không dựa trên những hành động như truy cập web, tương tác trên trang, thời gian ở lại web lâu hơn hay bỏ qua kết quả tìm kiếm,… 

search-intent-la-gi-6

Cải thiện hay giảm sút thứ hạng từ khóa phụ thuộc nhiều vào cách người dùng tương tác với SERPs


Cụ thể, Google không muốn thấy mọi người chỉ “dán mắt” vào các kết quả tìm kiếm mà còn phải tương tác với nó. Nếu người dùng internet không thực hiện bất kỳ hành động nào với SERPs, đồng nghĩa rằng kết quả tìm kiếm không phù hợp với từ khóa và Google sẽ hạ thấp thứ hạng của từ khóa đó.  

Để tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, bạn có thể thực hiện một số mẹo sau:

  1. Giới hạn popup để giảm khả năng thoát khỏi trang web

  2. Kích thước phông chữ lớn, dễ nhìn (đề xuất: 14px+)

  3. Sử dụng tiêu đề phụ (H2, H3, H4) để người dùng tìm kiếm thông tin nhanh chóng

  4. Nhiều hình ảnh và video trực quan giúp nội dung thu hút và dễ đọc

Cải thiện nội dung cũ

Nhiều bài viết hiện tại trên trang web của bạn dù có nội dung hay và được tối ưu onpage kỹ càng vẫn luôn không đạt được thứ hạng cao. Lúc này bạn có lẽ đã mắc sai lầm khi xác định sai Search Intent cho từ khóa. 

Giải pháp tốt nhất lúc này là xác định lại chính xác Search Intent cho mỗi từ khóa và lên kế hoạch chỉnh sửa nội dung. Có thể thấy ý định người dùng là yếu tố cực kỳ quan trọng để đưa nội dung có giá trị đến đúng đối tượng. Từ đó thúc đẩy tăng lưu lượng truy cập đến website hiệu quả. 

Tham khảo ý tưởng từ hộp “Mọi người cũng hỏi…”

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hộp “Mọi người cũng hỏi…” trong các trang kết quả tìm kiếm. Đây cũng là một cách tốt để hiểu hơn về ý định tìm kiếm của người dùng. Tại sao? Những truy vấn trong các hộp này chính là những câu hỏi mà mọi người đặt ra xung quanh chủ đề. Và khi nội dung của bạn có thể giải đáp thắc mắc cho những truy vấn đó của người dùng, trang web của bạn đã đi đúng hướng và tiếp cận gần hơn đến đối tượng mục tiêu. 

Kết

Tạo nội dung tối ưu để đáp ứng mọi mục đích tìm kiếm của người dùng không quá khó khăn nhưng cũng cần sự tập trung và nỗ lực. Hy vọng qua bài viết bạn đã phân biệt được các loại Search Intent khác nhau và biết cách làm thế nào để tối ưu Search Intent nhằm cải thiện traffic cũng như thứ hạng cho trang web của mình.  

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page