Content Writer Là Gì? Bắt Đầu Từ Đâu Và Lộ Trình Thăng Tiến Thế Nào?

Tác giả: | Chuyên mục: Content Marketing | Đăng ngày: 13/07/2021


Bạn yêu thích viết lách và muốn “dấn thân” trở thành Content Writer? Vậy bạn đã hiểu gì về Content Writer chưa? Cơ hội việc làm ở vị trí này ra sao? Người mới nên bắt đầu từ đâu và lộ trình thăng tiến như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng SEOVietNam đón đọc nhé!

content-writer-la-gi-1

Content Writer là gì?

Content Writer hay còn được gọi là người viết nội dung (hay người xây dựng nội dung). Đúng như cái tên, công việc chính của người làm Content Writer là dùng câu chữ, ngôn từ để tạo nên các nội dung với đầy đủ thông tin xoay quanh các lĩnh vực. Và mục đích cuối cùng của việc tạo nội dung chính là mang đến cho người đọc content giá trị, giải đáp những nghi vấn trong quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng. Người đọc tin tưởng vào nội dung, từ đó có cái nhìn thân thiện hơn và tin tưởng vào thương hiệu. 

Cơ hội việc làm của Content Writer

Trong xu hướng thời đại 4.0, khi mà truyền thông quảng cáo “lên ngôi” thì những người làm content trong đó có Content Writer đang được nhiều công ty, thương hiệu săn đón. Có thể nói, nghề Content Writer được tạo điều kiện để phát triển ở nhiều môi trường khác nhau. Bạn có ít nhất cho mình là 3 hướng đi, làm việc tại: Agency, Client hoặc làm việc độc lập như Freelancer.

Cơ hội làm việc tại Agency

Các agency chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo với nhịp độ làm việc nhanh, năng suất cao bởi họ chịu trách nhiệm thực hiện hàng trăm, hàng nghìn dự án. Và do đó nhu cầu về nhân lực tại các agency luôn luôn dồi dào. Họ luôn tìm kiếm các “ứng cử viên sáng giá” cho nhiều vị trí và đòi hỏi cũng khá cao ở ứng viên. 

Content là “linh hồn” cho mọi chiến dịch. Bởi vậy, vị trí Content Writer đóng vai trò rất quan trọng trong các agency. Làm việc tại đây, bạn sẽ có cơ hội “chinh chiến” qua rất nhiều dự án liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau. Kỹ năng viết không những được cải thiện mà bản thân còn “up level” liên tục với kiến thức đa ngành. Nếu bạn định hướng phát triển theo con đường Freelancer thì đây có thể là bước tạo nền móng vững chắc cho sau này. 

content-writer-la-gi-2

Làm việc tại Client 

Không giống với Agency hoạt động chuyên về dịch vụ Marketing cho nhiều thương hiệu, làm việc tại client sẽ chỉ tập trung vào các hoạt động đáp ứng nhu cầu truyền thông, quảng bá thương hiệu của công ty. 

Với vai trò là một Content Writer tại client, bạn sẽ phải làm kha khá công việc thay vì chỉ tập trung viết content, đó có thể là nghiên cứu và triển khai các kế hoạch xây dựng nội dung, quản lý đội nhóm, phân chia công việc, đánh giá đo lường hiệu quả chiến dịch,… Nếu Agency mang đến cơ hội làm việc chuyên sâu thì tại các tại client team người làm Content Writer sẽ phát triển rộng hơn về kiến thức và cả kỹ năng.

Độc lập như 1 Freelancer

Nghề Freelancer hiện nay rất phổ biến đối với giới trẻ bởi công việc này cho phép họ được thoải mái tùy chọn không gian, thời gian làm việc. Miễn là hoàn thành công việc đúng hạn và chất lượng. Tuy nhiên không dễ để trở thành Freelancer ngay từ đầu. Đây là công việc khá độc lập khi bạn chỉ làm việc một mình hoặc với ít thành viên trong đội nhóm. Do đó, đòi hỏi cao ở người làm Freelance Content Writer nền tảng chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và nhiều kỹ năng hỗ trợ. Rất khó để thành công nếu bạn ngại học hỏi thêm nhiều kỹ năng khác để hỗ trợ cho quá trình làm nghề.  

Hành trình trở thành Content Writer

Bằng cấp có cần thiết?

Để trở thành Content Writer chuyên nghiệp liệu có cần bằng cấp? Câu trả lời là tùy thuộc vào yêu cầu tại mỗi doanh nghiệp. Bởi không có tấm bằng nào nhất định cho Content Writer, yêu cầu cho vị trí này thường sẽ đề cập đến các ngành học liên quan, yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng như sau:

  • Tốt nghiệp ngành báo chí, Marketing PR, truyền thông hoặc bằng cấp liên quan đến mảng marketing – truyền thông.
  • Có kinh nghiệm làm việc tại các vị trí liên quan đến Content là lợi thế
  • Đáp ứng yêu cầu về kỹ năng: viết thành thạo, tư duy sáng tạo, có kiến thức nền về Marketing, … Ngoài ra còn có các kỹ năng phối hợp khác: quản lý thời gian, giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng,…

Nếu bạn có thể đáp ứng mọi yêu cầu thì cơ hội làm việc tại vị trí Content Writer là trong tầm tay. Còn nếu định hướng làm “trái ngành” thì bạn cần nỗ lực hơn trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

Kỹ năng cần có để theo nghề

Bất cứ ngành nghề nào cũng nhiều khó khăn và thách thức. Và Content Writer cũng vậy. Muốn gắn bó thật lâu và đi thật xa với nghề, đòi hỏi ở bạn cần có những kỹ năng vô cùng cần thiết, có thể kể đến:

  • Kỹ năng nghiên cứu: nghiên cứu trước khi bắt đầu xây dựng nội dung là yếu tố tiên quyết. Nghiên cứu ngành nghề, lĩnh vực, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, … thông qua sách báo, tài liệu học thuật hay các kênh internet. 
  • Kỹ năng viết thành thạo: viết tốt là nền tảng phát triển cho nghề content writer. Viết đúng, đủ thông tin và tận dụng các nguồn kiến thức khác nhau để mang lại giá trị và uy tín cho bài viết.
  • Văn phong đa dạng: điều chỉnh “ngòi bút” sao cho phù hợp với từng đối tượng mục tiêu và từng dạng nội dung. 
  • Nắm kiến thức về SEO: có kiến thức về SEO mới giúp đưa nội dung đến gần với khách hàng. Khi đó bài viết hay mới thật sự trở nên có giá trị. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian: để quản lý công việc một cách hệ thống cần liệt kê, ước lượng thời gian cho từng công việc và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.
  • Thành thạo các công cụ phần mềm: tối thiểu nhất một Content Writer phải biết sử dụng trình soạn thảo văn bản và biết cách quản lý tài nguyên nội dung. Hơn thế, còn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng hỗ trợ công việc: nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch, đo lường và đánh giá,…

>> Gợi ý cho bạn: Content Writer Không Thể Bỏ Qua 7 Cách Viết Content Hiệu Quả Sau

ky-nang-can-co-cho-content-writer

Content Writer – bắt đầu từ đâu và lộ trình thăng tiến như thế nào?

Nếu xác định muốn gắn bó lâu dài với nghề Content Writer, bạn chắc hẳn cũng có thắc mắc chung: lộ trình thăng tiến của nghề như thế nào? Và nên bắt đầu từ đâu cho người mới? Để dễ hiểu, phần này sẽ được chia làm 3 giai đoạn phát triển nghề nghiệp:

content-writer-la-gi-3

Giai đoạn 1: Bắt đầu với vị trí Content Writer Intern hoặc Junior

Với bất kỳ một bạn mới ra trường hay làm “trái ngành” chưa có nhiều kinh nghiệm, cách tốt nhất là bắt đầu với vị trí Content Writer Intern. Hoặc nếu đã có 1 chút kinh nghiệm thời đi học và có kiến thức nền thì có thể tự tin apply vào Content Writer Junior. 

Công việc chính của bạn giai đoạn này đương nhiên là viết content. Thế nhưng bạn cần phải thực sự nỗ lực vì bản thân vẫn chưa có quá nhiều kinh nghiệm hay chuyên môn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy ứng tuyển vào làm việc tại các Agency. Lúc này bạn sẽ phải làm quen với những lúc “ngày làm, tối chạy deadline” hay lời hối thúc từ khách hàng, từ cấp trên. Chính áp lực đến từ nhiều phía sẽ tập cho bạn khả năng chịu áp lực cao, đồng thời kiến thức và kỹ năng của bạn cũng tăng lên vùn vụt. Giai đoạn đầu đầy thách thức những cực kỳ đáng giá. 

Giai đoạn 2: Thăng tiến lên Content Senior/Manager hoặc chọn con đường Freelancer

Giai đoạn tiếp theo, khi bạn có được kha khá vài năm kinh nghiệm “thực chiến” với ngòi bút của mình, đây chính là giai đoạn chuyển mình lên vị trí cao hơn. Bạn có thể được cân nhắc lên vị trí Content Senior/Manager với công việc không chỉ còn là viết nữa. Hơn thế, bạn cần chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai thực hiện, quản lý team hoặc viết các bài với high-level content (nghĩa là các bài viết có chuyên môn cao và nghiên cứu sâu về lĩnh vực). 

Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể chọn cho mình một hướng đi riêng, đó chính là làm Freelance Content Writer. Mức thu nhập của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bề dày kinh nghiệm. Ưu điểm của hướng đi này đó chính là bạn có thể thoải mái về không gian và thời gian làm việc, chọn những lĩnh vực, chủ đề mà mình có chuyên môn. 

Giai đoạn 3: Đứng đầu “bộ máy” content – Content Director hoặc lập team Freelance Content Writer

Với những người chọn nghề Content Writer thì đích đến cao nhất là vị trí Content Director. Đây chính là người định hướng nội dung cho toàn bộ thương hiệu, chịu trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động đều bám sát theo định hướng nội dung đã đặt ra. Càng lên cao thì áp lực công việc cũng càng nhiều, bạn sẽ đảm nhận phân tích, xây dựng chiến lược và triển khai đến các bộ phận liên quan. Công việc có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào khả năng lãnh đạo đội nhóm của bạn. 

Với những người chuyển hướng làm Freelancer ở giai đoạn 2, giờ đây họ không còn làm việc độc lập, riêng lẻ nữa mà thành lập team riêng, với các thành viên cũng có kinh nghiệm phong phú và đa dạng. “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” – công việc với sự phối hợp và hỗ trợ giữa các thành viên sẽ giúp team tiến xa hơn trong việc tạo dựng chỗ đứng trên thị trường. 

Kết

Dù bạn chọn hướng đi nào cho nghề Content Writer, điều quan trọng là bạn thật sự đam mê và dành nhiều nỗ lực cho nó. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về Content Writer cũng như lộ trình phát triển cho nghề. >> Có thể bạn quan tâm: Content Writer, Copywriter và Content Creator – Khác Biệt Nhưng Không Cách Biệt

SEO VietNam chuyên cung cấp các dịch vụ SEO chất lượng, nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO phù hợp, hãy điền vào thông tin bên dưới nhé!






      Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO






      Bài Viết mới nhất

      Bài viết liên quan