Copywriter là gì? Hành trình trở thành Copywriter chính hiệu

Tác giả: | Chuyên mục: Content Marketing | Đăng ngày: 21/07/2022


“Copywriter là gì? Lộ trình trở thành Copywriter thế nào?” chính là câu hỏi gây tranh cãi trong ngành truyền thông vài năm gần đây. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần viết văn tốt và thêm chút sáng tạo là có thể trở thành Copywriter rồi. Nhưng sự thật Copywriter là gì? SEO VietNam mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Copywriter là gì?

Copywriter được biết đến là người viết quảng cáo với mục đích sau cùng là thu hút sự chú ý và khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Copywriter sẽ là người đưa ra các ý tưởng, định hướng về mặt nội dung cho mọi chiến dịch của thương hiệu. Họ phải đảm bảo tất cả mọi hoạt động luôn bám sát theo thông điệp đã được đưa ra ngày từ đầu.

Công việc của Copywriter tiếp đó còn là trực tiếp triển khai viết nội dung từ slogan, tagline đến lời thoại, kịch bản video,… Và đương nhiên trong mỗi nội dung, người làm copywriting cần phải sắp xếp câu từ sao cho thật hay và hấp dẫn để mang lại “sự bùng nổ” cho mỗi chiến dịch.

>> Bật mí Những nhận định sai về Copywriter

copywriter là gì

Copywriter là gì?

2. Phân loại và mô tả công việc Copywriter

Copywriter cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:

2.1 Theo nội dung viết lách

Copywriter cũng được chia thành nhiều loại dựa vào nội dung:

  • Sale Letter Copywriter: được biết đến là kiểu copywriter “truyền thống”. Công việc của họ là viết các thư chào hàng với nội dung hấp dẫn gửi đến khách hàng để quảng cáo và bán sản phẩm/dịch vụ. Hơn nữa, họ còn kiêm luôn việc viết nội dung cho bài báo chí hoặc đăng website. Các bài đăng này cần được trau chuốt cẩn thận về mặt nội dung, câu chữ và mang tính thuyết phục cao đối với người đọc. Do đó, vị trí này đòi hỏi người làm nội dung cần có kỹ năng viết tốt, ngôn từ phong phú.
  • Digital Copywriter: là những người sáng tạo nội dung với mục đích khuyến khích người đọc thực hiện các hành động trên các công cụ digital như kêu gọi người đọc đăng ký tài khoản trên web/app hay click vào display banner để điều hướng đến trang đích mong muốn. Vị trí này rất quan trọng vào sự thành công của mỗi chiến dịch quảng cáo/marketing online bằng việc sáng tạo nội dung hấp dẫn với yếu tố CTA (call-to-action), Digital Copywriter sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các công đoạn của chiến dịch một cách hiệu quả.
  • Technical Copywriter: là người có kiến thức sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó. Với kiến thức chuyên môn vững vàng, họ được xem như là “chuyên gia” nên nội dung sáng tạo từ những người làm technical copywriter sẽ có độ tin tưởng nhất định và có tầm ảnh hưởng đến nhiều người đọc. Thế nhưng, các “chuyên gia” này cũng chỉ có thể viết được những chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà họ nắm vững và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của những người làm ở vị trí này.
  • SEO Copywriter: Một SEO Copywriter về bản chất vẫn giống với Copywriter thông thường, đều là những người sáng tạo nội dung để thu hút sự quan tâm của khách hàng thông qua câu chữ và thông điệp sáng tạo. Điều khác biệt ở đây là SEO Copywriter cần tập trung hơn vào các kỹ thuật SEO: tối ưu tiêu đề, mô tả, phân bổ keywords, tối ưu hình ảnh,… Tất cả những hoạt động này đều phục vụ cho mục đích cuối cùng chính là tăng thứ hạng bài viết cũng như website trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,..
  • Creative Copywriter: Trái với Copywriter “truyền thống”, một nhân viên Creative Copywriter (hay còn gọi là Advertising Copywriter) sẽ không cần viết quá nhiều mà vị trí này đòi hỏi sự sáng tạo đổi mới không ngừng nghỉ, luôn tạo ra những sản phẩm ấn tượng, độc đáo nhất có thể nhằm thu hút nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau. Nội dung sáng tạo của họ mang đến đôi khi chỉ là dòng slogan 3 – 4 chữ hay video ngắn chỉ 30s. Để làm được công việc thú vị này, bạn cần có kinh nghiệm dày dặn và khả năng chịu được áp lực cao và vị trí này phổ biến ở các agency với tốc độ làm việc cực nhanh và năng suất.
  • Publisher Copywriter: người làm Publisher Copywriter có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn bởi vì họ sở hữu những kênh riêng và đã có tương đối một lượng độc giả trung thành. Có thể nói, đây là người biết “nắm bắt tâm lý” khách hàng nhất nên content của họ tạo ra luôn được nhiều người đón nhận. Hiện nay, phạm vi sáng tạo nội dung của Publisher không chỉ gói gọn trên các trang báo giấy mà còn “lấn sân” sang báo mạng hay mạng xã hội. Nội dung mà một Publisher đảm nhận có thể là quảng cáo sản phẩm, tin tức blog hoặc bất kỳ nội dung nào họ muốn với đa dạng chủ đề nên Publisher cần có kiến thức phong phú, sâu rộng và kỹ năng viết content chất lượng.
  • Inhouse Copywriter (Brand Copywriter): là những người sáng tạo nội dung cho thương hiệu và vị trí này thường làm trong một doanh nghiệp, cho một thương hiệu nào đó nhất định. Công việc của họ là viết bài PR, báo chí đến bài blog, bài đăng website,… nhằm truyền thông thương hiệu rộng rãi, tập trung gia tăng nhận thức của người đọc, người xem về thương hiệu một cách tối ưu nhất.
phân loại theo nội dung viết lách

Phân loại Copywriter theo nội dung viết lách

2.2 Theo nơi làm việc

– Agency Copywriter: Agency là những công ty làm việc liên quan tới quảng cáo và hỗ trợ khách hàng lên chiến lược quảng bá nên Copywriter tại công ty này cần lên ý tưởng, tạo ra ngôn từ, chiến lược quảng cáo, slogan,… Tại các công ty Agency luôn có đội ngũ có năng lực, sở hữu rất nhiều chiến dịch với nhiều khách hàng từ nhỏ đến lớn.

– Corporate Copywriter: Copywriter tại Corporate chỉ làm việc với một khách hàng chính là doanh nghiệp mà bạn đang làm việc với những công việc liên quan chữ viết, thương hiệu của doanh nghiệp như lên ý tưởng, viết nội dung, chiến lược quảng cáo, slogan,… để rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng.

– Freelance Copywriter: Bởi vì môi trường làm việc Freelancer không cố định, không phụ thuộc thời gian như các công việc văn phòng nên bạn có thể tự chủ thời gian và làm bất kỳ đâu mà bạn thích. Freelance Copywriter sẽ nhận dự án từ khách hàng với yêu cầu đạt được sự chất lượng đã đề ra và thời gian giao sản phẩm.

phân loại theo nơi làm việc

Phân loại Copywriter theo nơi làm việc

2.3 Theo cấp bậc công việc

– Intern Copywriter: Intern Copywriter là thực tập sinh copywriter và bạn sẽ là người hỗ trợ các đồng nghiệp trong công việc. Bạn sẽ được làm quen với công việc ở những bước đầu tiên như nghiên cứu người tiêu dùng, hỗ trợ lên ý tưởng và lập kế hoạch.

– Junior Copywriter: Sau khi làm quen với công việc, bạn có thể tham gia vào công việc trực tiếp hơn như lên kế hoạch phát triển nội dung, viết bài và quản lý nội dung, cập nhật xu hướng xây dựng nội dung mới mẻ, phát triển nội dung cho các phương tiện truyền thông,…

– Senior Copywriter: Ở một vị trí cao hơn thì trách nhiệm và công việc của bạn sẽ nhiều hơn và trở thành một phần của team. Với vị trí Senior Copywriter, bạn sẽ làm việc với giám đốc điều hành nhằm xác định yêu cầu của khách hàng rõ ràng và chính xác. Từ đó, bạn có thể hình dung, phác họa được ý tưởng về yêu cầu của khách hàng và giám sát, sửa đổi những chiến lược cho khách hàng hiệu quả.

– Content Manager: Tại vị trí của một người lãnh đạo, Content Manager sẽ tổ chức, điều hành tất cả các hoạt động sáng tạo nội dung.Bạn sẽ lên kế hoạch tổ chức chiến lược thông qua một bảng kế hoạch hàng tháng/hàng tuần cho tất cả nhân viên cấp dưới. Ngoài ra, bạn cần trình bày ý tưởng cho các chiến lược cũng như chịu trách nhiệm đào tạo những nhân viên mới.

– Content Director: Ở vị trí cấp cao, giám đốc content sẽ lên chiến lược, xét duyệt và trình bày trước Ban lãnh đạo. Ngoài ra, họ cần điều hành, quản lý nhân sự Bộ phận nội dung nhằm theo dõi, đánh giá quá trình làm việc cũng như quyết định quyền lợi cho các nhân viên.

– Freelance Copywriter: Freelance Copywriter là hình thức làm việc tự do theo hướng độc lập hay nhóm tự lập và bạn cần có nhiều kinh nghiệm để vận hành dự án như làm việc với khách hàng, lên ý tưởng chiến lược, thực hiện và tạo ra thành phẩm cuối cùng.

phân loại theo cấp bậc công việc

Phân loại Copywriter theo cấp bậc

3. Yếu tố cần có để trở thành Copywriter giỏi

Để trở thành một Copywriter giỏi, bạn cần có những yếu tố sau đây:

– Trình độ học vấn: vô cùng cần thiết bởi vì Copywriter không chỉ đơn thuần là viết mà còn lên ý tưởng, phân tích và nắm rõ thị trường. Bạn cần nắm rõ kiến thức, kỹ năng và trau dồi mỗi ngày để có thể phát triển và thành công trong nghề copywriter.

– Kinh nghiệm: Ngoài nắm vững lý thuyết, kiến thực thì kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng giúp Copywriter có thể bắt tay vào công việc dễ dàng, lên ý tưởng và hoàn thành công việc nhanh chóng.

– Kỹ năng nghề nghiệp: bao gồm 7 kỹ năng bạn cần trau dồi.

  • Khả năng viết lách: Công việc cơ bản nhất của Copywriter là viết nên bạn cần có khả năng viết lách tốt với nội dung quảng cáo thu hút khách hàng và chủ đề phong phú nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Khả năng tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên nội dung ấn tượng, khác biết cho người đọc và xem. Việc phá vỡ những quy tắc truyền thống như truyền đạt thông điệp qua hình ảnh, video sẽ giúp tạo nên sự khác biệt trong nội dung và thu hút khách hàng tiềm năng. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Một Copywriter cần biết cách quản lý thời gian hiệu quả để có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng chất lượng công việc vẫn đạt được kết quả cao.
  • Kỹ năng tư duy thiết kế: Ngoài tạo ra nội dung, Copywriter cần lên ý tưởng, chiến lược và sáng tạo hình ảnh quảng cáo sản phẩm. Do đó, bạn cần có tư duy sáng tạo, hiểu rõ quy luật màu sắc và bố cục để tạo nên sản phẩm thu hút khách hàng.
  • Khả năng nghe, đọc & hiểu: Để có thể thu hút được nhiều khách hàng hiệu quả, một Copywriter cần có khả năng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ đồng nghiệp về bài viết của mình. Hơn nữa, bạn cần đọc nhiều kiến thức để tạo nên nội dung dễ hiểu nhưng vẫn thu hút. 
  • Khả năng tối ưu hóa SEO Onpage: Ngoài tối ưu nội dung trên các nền tảng mạng xã hội tốt, Copywriter cần có kỹ năng tối ưu SEO Onpage như tiêu đề bài viết và hình ảnh chất lượng để nội dung đầy đủ và gần gũi khách hàng.
  • Digital Marketing: Một Copywriter thực hiện chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm trên các nền tảng Internet kỹ thuật số, và đó được gọi là Digital Marketing. Bạn cần thành thạo các công cụ, kênh bán hàng và kênh hội tụ nhiều khách hàng để tiếp cận khách hàng hiệu quả.
yếu tố thành copywriter

Trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp là 3 yếu tố cần có của Copywriter

4. Lộ trình trở thành Copywriter chính hiệu

Hành trình chinh phục nghề Copywriter sẽ không phải là dễ dàng mà có thể thực hiện trong “ngày một ngày hai”. Nếu đã có định hướng trở thành Copywriter chuyên nghiệp, vậy bạn – một người mới làm nghề nên bắt đầu từ đâu? 

lộ trình thành copywriter

Lộ trình trở thành Copywriter chính hiệu

4.1 Bắt đầu từ việc viết như một Content Writer

Trong hành trình trở thành một Copywriter “real”, bạn sẽ không thể bỏ qua 2 kỹ năng quan trọng nhất là viết và lên ý tưởng. Đừng nhầm tưởng rằng copywriter chỉ cần sáng tạo là đủ, bạn còn cần rất nhiều kỹ năng khác mà trong đó viết tốt là nền tảng vững chắc. Do đó, lời khuyên là bắt đầu từ vị trí Content Writer để học làm Copywriter và trau dồi kỹ năng viết.

“Viết content thì ai mà chẳng làm được” – đúng là viết thì ai cũng làm được, thế nhưng viết thế nào để truyền tải thông tin hiệu quả, trau chuốt câu chữ ra sao, đặt title “giật gân” thế nào để thu hút người đọc,… bạn đã biết hết chưa? Content writer chính là bậc căn bản nhất của nghề Copywriter. Với đủ mọi yêu cầu nội dung từ khách hàng, từ “sếp” hay công ty, kỹ năng viết của bạn sẽ không ngừng được “up level”. Đó là một quá trình học copywriter, chứ không đơn thuần là vào là có thể làm được.

4.2 Digital Content Writer sẽ là bước tiếp theo

Khi đã viết tốt và nhanh nhạy trong xây dựng nội dung, bước tiếp theo là nâng cấp bản thân lên vị trí Digital Content Writer. Tại sao lại là Digital Content Writer mà không phải vị trí nào khác? Trong thời đại tất cả mọi thứ đều được “số hóa” như hiện nay, nếu không tiếp cận với digital thì content có hay cũng không tiếp cận đến khách hàng hiệu quả. 

Vẫn là xây dựng nội dung nhưng ở bước chuyển này, bạn cần mở rộng “ngòi bút” của mình sang việc xây dựng content ở nhiều định dạng mới: bài đăng social media, email marketing, ads content, … Bạn sẽ phải làm quen với việc truyền tải thông điệp thương hiệu chỉ qua 1 nội dung ngắn như 1 chiếc post trên Facebook, 1 email quảng cáo hay 1 đoạn Ad chỉ vài ba chữ,… thay vì bài PR dài “nghìn lẻ một đêm” như khi làm ở vị trí Content Writer. 

Mục đích sáng tạo nội dung ở 2 vị trí Content Writer và Digital Content Writer đã không còn giống nhau. Bài post trên mạng xã hội phải khác với bài PR, nó phải hấp dẫn và khiến người đọc tương tác với post. Và tiêu chí cho bài đăng này cần ngắn gọn, đồng thời được chèn yếu tố CTA (call-to-action) tự nhiên nhất.

4.3 Copywriter – Bước chuyển thành công

Tới đây, bạn gần như đã tiến gần hơn để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp. Nhìn lại hành trình từ xây dựng nội dung chất lượng đến nắm bắt “con chữ” trên những bài post digital, bạn đã có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành một Copywriter thực thụ. 

Vị trí Copywriter định hướng tập trung nhiều vào việc lên ý tưởng, có thể là ý tưởng về nội dung hay lớn hơn là Big Idea cho cả chiến dịch truyền thông của thương hiệu. Công việc của bạn giờ đây là lên ý tưởng, lập kế hoạch content, nhiều lúc còn kiêm luôn lên kế hoạch và tổ chức sự kiện. 

Nếu bạn thực sự có niềm đam mê với với việc sáng tạo và truyền tải nội dung, thông điệp đến nhiều người, tự tin với việc là “cầu nối” giữa khách hàng và thương hiệu, Copywriter là vị trí dành cho bạn. Còn nếu chỉ dừng ở việc bạn yêu thích viết lách và xây dựng nội dung, tốt hơn là nên tập trung cho vị trí Content Writer. 

5. Mức lương và môi trường làm việc của nghề Copywriter

Copywriter có thể làm việc tại các công ty quảng cáo hay làm tại các công ty thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Tại công ty quảng cáo, bạn sẽ làm việc với nhiều công ty khác nhau dựa trên yêu cầu họ đặt ra. 

Đối với một Copywriter tại một công ty, họ sẽ đảm nhiệm các công việc như lên ý tưởng, thiết kế hoạt động truyền thông với mức lương dao động từ 10-15 triệu. Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào quy mô công ty cũng như năng lực của bạn.

múc lương và môi trường làm việc

Mức lương và môi trường làm việc của nghề Copywriter

6. Kết luận

Nghề Copywriter đầy “hào nhoáng” nhưng cũng nhiều khó khăn và thách thức. Quan trọng bạn hiểu được bản thân mình đang ở đâu và cần gì để có thể nâng cấp bản thân liên tục trên con đường trở thành Copywriter chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết SEO VietNam mang lại sẽ giúp bạn có được định hướng đúng cho nghề nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài ra, nếu bạn cần tìm dịch vụ SEO chất lượng uy tín và chất lượng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với SEO VietNam để nhận tư vấn:






      Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO






      Bài Viết mới nhất

      Bài viết liên quan