URL là gì? 11 tuyệt chiêu giúp URL thân thiện với SEO

Tác giả: | Chuyên mục: SEO OnPage | Đăng ngày: 09/09/2022


Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe đến URL rồi đúng không? Đây chính là thuật ngữ phổ biến và chính là yếu tố quan trọng trong SEO giúp website của bạn có thể đạt được xếp hạng cao trên SERPs. Vậy URL là gì? URL là viết tắt của từ gì? Cách nào để URL thân thiện với SEO? Mời bạn cùng SEO VietNam tìm hiểu chi tiết về nó nhé!

1. URL là gì? URL là viết tắt của từ gì?

URL (Uniform Resource Locator) nghĩa là địa chỉ một tài nguyên duy nhất trên website. Mỗi URL hợp lệ sẽ được trỏ đến tài nguyên như: HTML, CSS, hình ảnh, video, PDF,… và đây là một tài nguyên duy nhất. Tuy nhiên, URL vẫn có thể trỏ đến các tài nguyên đã không còn tồn tại nữa hoặc bị di chuyển đến một địa chỉ khác.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng mỗi một website đều có địa chỉ IP riêng. Địa chỉ này bao gồm một dãy số vô cùng phức tạp nên nó được chuyển thành một ngôn ngữ khác, giúp con người dễ nhớ hơn. Và đường dẫn URL chính là địa chỉ dạng chữ, giúp người truy cập đến đúng trang web cần tìm. URL chính là yếu tố quan trọng trong SEO Onpage cho website mà bạn cần để tâm.

Ví dụ: Địa chỉ website của SEO VietNam là https://seovietnam.net.vn/.

url là gì

URL là gì? URL là viết tắt của từ gì?

2. Phân loại URL là gì?

Mỗi website hầu hết sẽ có 2 loại URL như:

  • URL động (?id=..): là dạng URL có thể thay đổi. Thông thường, URL động là các diễn đàn hay website được thiết kế mã nguồn mở, và không thân thiện với công cụ tìm kiếm gần như giống nhau.
  • URL tĩnh (.html): là dạng URL không thể thay đổi. URL này thân thiện với công cụ tìm kiếm nên được đánh giá cao, được index nhanh hơn dạng URL động và người dùng hiểu được nội dung website dễ dàng hơn. Khi họ thấy URL cụ thể phù hợp Title và Meta Description thì họ sẽ dễ dàng nhấp chuột để đọc hơn.

3. Cấu trúc của URL

URL trang web bao gồm 2 cấu trúc như Scheme và Authority.

cấu trúc cùa url

URL (Uniform Resource Locator) gồm 2 cấu trúc như Scheme và Authority.

3.1. Scheme

Nhiều người nghĩ URL như một địa chỉ web; tuy nhiên, một địa chỉ website là URL nhưng tất cả các URL lại không phải là địa chỉ website. Phần Scheme của URL (chữ cái theo sau dấu “:”) thể hiện giao thức mà trình duyệt web và server giao tiếp.

Các địa chỉ website là URL phổ biến nhất nhưng còn những địa chỉ URL khác nữa nên bạn sẽ thấy Scheme như sau:

  • Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP): là giao thức cơ bản của website, giúp xác định hành động của các web server và trình duyệt cần thực hiện nhằm đáp ứng cho các lệnh nhất định.
  • Giao thức HTTP an toàn (HTTPS): là một dạng HTTP được hoạt động trên một lớp bảo mật và nó được mã hóa nhằm truyền tải thông tin một cách an toàn.
  • Giao thức truyền tập tin (File Transfer Protocol – FTP): được sử dụng để có thể truyền các tập tin qua mạng Internet.

Trong các trình duyệt hiện đại ngày nay, về kỹ thuật Scheme không nhất thiết là một trong hai phần của URL. Chẳng hạn như bạn slot pulsa nhập trang web seovietnam.net.vn, trình duyệt xác định giao thức phù hợp một cách tự động. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số ứng dụng yêu cầu sử dụng Scheme.

3.2. Authority

Phần Authority gồm các phần còn lại của URL, được chia làm nhiều phần:

  • Tên miền cấp cao nhất (Top-Level Domain): .com, .vn, .net, .us,…
  • Tên miền phụ (Subdomain).
  • Thông tin người dùng: chứa tên người dùng và mật khẩu như: //username:password@www.example.com, và “username:password” là thông tin người dùng, được liên kết với tên server  bằng “@”.
  • Số cổng: Thiết bị dùng địa chỉ IP để nhận thông tin đến các server phù hợp ở trên mạng. Ví dụ: “//www.example.com:8080”, và “8080” là địa chỉ IP, liên kết với hostname bằng dấu “:”.

4. Thành phần bổ sung của URL

4.1. Đường dẫn (path)

Authority của URL đưa trình duyệt đến chính xác server trên mạng Internet. Đường dẫn (path) hoạt động như đường dẫn trong Windows, macOS hay Linux, giúp người dùng đến đúng file và thư mục trên server. Đường dẫn bắt đầu bởi dấu gạch chéo, có những dấu gạch chéo giữa những thư mục và thư mục con.

Ví dụ: www.example.com/folder/subfolder/filename.html

Phần cuối là tên file “filename” được mở khi vào trang web. Có thể bạn không thấy được đường dẫn trên thanh địa chỉ, một vài ngôn ngữ được dùng để tạo trang web ẩn tên và phần mở rộng của file, giúp người dùng dễ nhớ.

thành phần bổ sung của url

Đường dẫn (Path) của URL bắt đầu bởi dấu gạch chéo.

4.2. Truy vấn (query)

Phần truy vấn của một URL được dùng cho việc xác định thứ không phải thành phần của một cấu trúc đường dẫn cố định. Bạn sẽ thấy chúng được dùng để tìm kiếm hay khi trang web phân phối dữ liệu thông qua biểu mẫu. Phần này bắt đầu bằng dấu “?” và sau đường dẫn hay sau tên server (nếu không có đường dẫn).

Ví dụ về URL khi thực hiện tìm “wi-fi extender” trên trang Amazon: https://www.amazon.com/s/ref=nb_sb_noss_2?url=search-alias%3Daps&field-keywords=wi-fi+extende

Biểu mẫu tìm kiếm đã chuyển thông tin đến công cụ tìm kiếm của Amazon. Sau dấu “?” là 2 phần của truy vấn: URL cho tìm kiếm (“url=search-alias%3Daps&field”) và keyword đã được nhập (“keywords=wi-fi+extender”).

4.3. Tham số (parameter)

?key1=value1&key2=value2 là những tham số bổ sung được cung cấp cho web server. Những tham số này là danh sách các cặp khóa/giá trị được phân tách bằng dấu “&”. web server slot online có thể dùng tham số đó nhằm tiến hành thực hiện công việc bổ sung trước khi trả tài người cho người dùng. Mỗi web server đều có quy tắc tham số riêng. Cách biết web server có đang xử lý tham số hay không là hỏi chủ sở hữu web server.

4.4. Liên kết neo (anchor)

#SomewhereInTheDocument là anchor cho một phần khác của tài nguyên, nó đại diện cho một loại “bookmark” trong tài nguyên, cung cấp đến trình duyệt hướng dẫn để nội dung được “bookmark” hiển thị.

Ví dụ trên một tài liệu HTML, trình duyệt cuộn đến nơi ký tự liên kết được xác định; còn trên tài liệu âm thanh hay video, trình duyệt sẽ đi đến điểm mà anchor thể hiện. Tuy nhiên, phần sau “#”, được gọi là fragment identifier, không bao giờ được gửi tới server cùng với yêu cầu.

thành phần bổ sung của url

Liên kết Neo (Anchor) là thành phần của URL.

4.5. Phân mảnh (fragment)

Phân mảnh chính là phần cuối cùng của URL, được bắt đầu bằng dấu “#”. Khi nhà thiết kế web viết code cho website, họ có thể tạo anchor cho văn bản cụ thể như tiêu đề.  Trình duyệt sẽ tải trang và chuyển đến anchor nếu như phân mảnh thích hợp ở cuối URL. Anchor, URL và phân mảnh được dùng cho việc tạo mục lục trang web để điều hướng người dùng dễ dàng.

5. Tại sao cần tối ưu URL khi làm SEO?

Đối với website, việc tối ưu URL trang web vô cùng quan trọng trong việc làm SEO website. Nó mang lại đến nhiều lợi ích như:

  • Website gia tăng thứ hạng Google nhanh chóng.
  • Tăng khả năng click vào link bài viết từ khách hàng.
  • Ghi nhớ dễ dàng nên người dùng có thể quay lại trang web vào lần sau.

>> Để website tăng thứ hạng Google nhanh chóng, bạn cần có quy trình SEO hiệu quả!

6. 11 cách tạo URL thân thiện với SEO

6.1. Chọn một miền cấp cao nhất

Sử dụng một miền cấp cao nhất (TLD) thường là cách tốt nhất, bạn có thể dùng miền “.com” thay vì “.tel”, “.pro”, “.biz”,…

Thực tế, TLD không có ảnh hưởng trực tiếp gì đến thứ hạng website của bạn nên việc sử dụng miền “.com” không phải là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, những điều quen thuộc với người dùng giúp slot online tăng niềm tin từ người dùng và tác động tích cực đến SEO tổng thể website của bạn. 

Và điều này không có lợi khi bạn đã dùng tên miền khác và không thực tế khi đặt tên thương hiệu quả bạn bằng “.com” (hơn 124 triệu miền “.com” vào 2016). Nhưng nó sẽ là điều đáng lưu ý nếu bạn chọn một miền trong tương lai.

cách tạo url thân thiện với seo

Bạn rất nhiều tên miền để bạn lựa chọn cho website của mình. Bạn nên chọn một miền cấp cao nhất (TLD).

6.2. HTTPS là lý tưởng

Trên mạng Internet hiện nay, bảo mật trực tuyến là một vấn đề quan trọng hiện nay cần lưu ý. Với tình trạng tội phạm trộm danh tính ngày càng gia tăng, người dùng càng muốn sử dụng những kết nối an toàn cho thông tin của họ và chính họ.

HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure) là phiên bản bảo mật của HTTP. Bạn nên sử dụng HTTPS bởi vì các thông tin trên website sẽ được mã hóa và bảo mật được nâng cao. Nhờ đó, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm khi truy cập vào website của bạn và tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn.

Nếu website của bạn chưa nhận được chứng chỉ SSL thì bạn nên chọn một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL uy tín, một trong những nhà cung cấp SSL hàng đầu là Namecheap.

Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn mức thời gian phù hợp và click vào “Buy Now”.

Bước 2: Chọn số năm muốn chứng chỉ SSL của mình tồn tại.

Bước 3: Xác nhận đơn hàng.

Khi được kích hoạt, bạn cần cài đặt chứng chỉ SSL và cập nhật website của bạn để có thể sử dụng HTTPS.

6.3. Chiều dài URL

Một vấn đề khá quan trọng khi tối ưu URL trang web là chiều dài của nó. URL ngắn có thể được xếp hạng tốt hơn URL dài. Chiều dài URL tốt nhất khoảng 50-60 ký tự, nếu URL của bạn vượt xa hơn (chẳng hạn hơn 80 ký tự) thì nó có thể tác động tiêu cực đến xếp hạng website của bạn. Vì vậy, bạn nên rút gọn link Google, thân thiện với người dùng nhé!

cách tạo url thân thiện với seo

Chiều dài URL tốt nhất khoảng 50-60 ký tự.

6.4. Nên sử dụng bao nhiêu từ cho URL?

Bạn có thể tối ưu URL khoảng 3-5 từ cho mỗi URL bởi vì nó đơn giản và giúp người dùng dễ dàng hiểu được nội dung cụ thể là gì. Bạn có thể hiểu rằng URL tuy ngắn nhưng vẫn phải cô đọng được nội dung trang web, người dùng có thể hiểu và click vào liên kết đó.

6.5. Dễ hiểu

Một URL cần dễ hiểu và thân thiện với người dùng và cả công cụ tìm kiếm. Một URL rõ ràng và dễ hiểu sẽ giúp người dùng hình dung được nội dung bên trong khi chưa click vào liên kết. Từ đó, họ sẽ xác định được đây có phải nội dung họ cần không và click vào xem thêm.  

6.6. Sử dụng dấu gạch ngang, không phải dấu gạch dưới

Giữa các từ trong URL, bạn cần dùng dấu cách. Vậy bạn nên dùng dầu gạch ngang “-” hay dầu gạch dưới “_”? Sự lựa chọn tốt nhất chính là sử dụng dấu “-” giữa các từ và đây chính là điều Google thích.

6.7. Sử dụng chữ thường

URL nên được đặt bởi chữ cái thường bởi vì các chữ hoa sẽ dẫn đến việc điều hướng hay lỗi 404 trên các server nhất định. Do đó, bạn đừng nên đặt URL bằng chữ hoa nhé!

6.8. Stop words

Bạn nên dùng Stop Words hay không dùng nó? Đây chính là chủ đề được các SEOer quan tâm. Vậy Stop Words là gì? 

Chúng là các từ như:

  • một
  • hoặc là
  • nhưng

Đây là các từ “phụ” giúp kết nối các từ cần thiết – xương sống của URL. Trước đây, các SEOer xem Stop Words là một lỗi không thể chấp nhận. Thật ra, nó không là vấn đề lớn và không chắc bạn sẽ bị phạt khi sử dụng chúng. Cơ bản, các Stop Words sẽ bị công cụ tìm kiếm bỏ qua và không có giá trị nào trong việc xếp hạng. Do đó, bạn đừng dùng chúng khi bạn vẫn có thể thay thế chúng. Bạn chỉ sử dụng chúng khi URL cần có Stop Words để dễ hiểu hơn.

6.9. Sử dụng các ký tự “an toàn”

Việc tối ưu URL cũng phụ thuộc đến ký tự “an toàn”. Bạn cần sử dụng các ký tự an toàn thay vị các ký tự không an toàn. Bởi vì các ký tự không an toàn sẽ gây các vấn đề hiển thị trên trình duyệt và gây rắc rối cho tính hữu dụng. Bạn có thể xem bảng dưới đây để biết về các ký tự an toàn và không an toàn nhé!

cách tạo url thân thiện với seo

Các ký tự an toàn và không an toàn trong URL.

6.10. Sử dụng tối đa hai thư mục cho mỗi URL

Thông thường, bạn sẽ thấy dấu gạch chéo giữa các các văn bản URL, đó chính là dấu ngăn cách thư mục trong URL. Như các yếu tố bên trên, số lượng thư mục cũng cần tối thiểu nhất để tối ưu URL trang web.

Nhiều thư mục sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất website, nhưng nó lại ảnh hưởng đến nhận thức về độ sâu website từ người dùng và công cụ tìm kiếm. Hơn nữa, việc chỉnh sửa chuỗi URL cũng sẽ phức tạp hơn (ít nhất là hầu hết các Protocol CMS).

Việc sử dụng tối đa hai thư mục trong URL giúp người dùng và công cụ hiểu được số lượng thư mục và khiến cho URL hấp dẫn hơn.

6.11. Nhắm mục tiêu 1-2 từ khóa

Vậy cách tốt nhất để xử lý keyword khi tạo URL là gì? Bao gồm những gì? Có thể đưa bao nhiêu keyword vào trước khi nó bị coi là spam và bị phạt?

Đầu tiên, từ khóa vẫn phải được đưa vào URL. Tuy nó không giúp trang web tăng vọt lên vị trí số một nhưng nó lại giúp trang web của bạn tăng nhẹ. Nó đóng vai trọ như một Anchor Text dạng link trần khi nội dung được sao chép không trích nguồn ở dạng Anchor Text.

Bằng cách đặt keyword trong URL, người dùng sẽ biết ngay nội dung trang web nói gì trong nháy mắt dù liên kết ở đâu. Dù không có Anchor Text, người dùng vẫn click vào liên kết để xem tiếp nội dung.

Tuy nhiên, bạn không nên nhồi nhét từ khóa vào đường dẫn URL. Vậy URL nên đặt bao nhiêu từ khóa?

Bạn nên đặt 1-2 từ khóa cho mỗi URL nhé! Và vị trí đầu của URL chính là vị trí tốt nhất nên được đặt keyword.

Lưu ý: Tránh lặp lại từ khóa! Việc lặp lại từ khóa trong URL được xem như là hình thức thao túng người dùng và nó sẽ khiến nội dung của bạn như bị spam và giảm uy tín trong mắt người xem và công cụ tìm kiếm.

>> Bạn đã biết đến mật độ từ khóa trong SEO chưa?

cách tạo url thân thiện với seo

Bạn nên đặt tối đa 2 từ khóa và đừng trùng lặp trong URL.

8. Kết luận

Đây là thông tin về URL là gì và 11 tuyệt chiêu giúp URL của bạn thân thiện với SEO. Việc tối ưu URL (Uniform Resource Locator) không hề dễ dàng, bạn nên bắt đầu chọn miền cao cấp, nhận chứng chỉ SSL giúp website của bạn an toàn và thân thiện với người dùng. Tiếp theo, bạn hãy rút gọn link Google một cách ngắn gọn nhất để có thể tăng lượt chuyển đổi từ phía họ nhé!

Bạn đang tìm dịch vụ SEO tổng thể cho website? SEO VietNamSEO Agency cung cấp các giải pháp SEO hiệu quả, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website của bạn! Nhanh tay điền thông tin bên dưới để nhận tư vấn ngay nhé!






      Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO






      Bài Viết mới nhất

      Bài viết liên quan